Theo báo "Thư tín và địa cầu" ngày 3/7, năm 2012 là lần đầu tiên trong lịch sử, các nước đang phát triển thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao hơn các nước phát triển. Các nền kinh tế phát triển rõ ràng đã tụt hậu trong thu hút FDI, trừ Canada.
Canada vẫn là một điểm đến được ưa thích của đầu tư nước ngoài. Trong năm 2012, lượng FDI đổ vào Canada đạt 45,4 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2011.
Trong số các quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới trong năm 2012, Canada vươn lên vị trí thứ 10 từ vị trí thứ 12 của năm 2011. Lý do khiến FDI đổ vào Canada là tiền sẽ được đầu tư tại những nơi có thể mang lại lợi nhuận cao nhất và ít nhất cho tới nay danh sách này vẫn bao gồm Canada.
Báo cáo đầu tư thế giới năm 2013 của Liên hợp quốc đã xem xét các xu hướng chủ chốt trong FDI. Điểm mấu chốt của báo cáo trên là việc một thực thể quyết định đầu tư vào một quốc gia đồng nghĩa với một lá phiếu tín nhiệm kinh tế đối với quốc gia đó. Liệu FDI là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào quan điểm riêng.
Ví dụ trong những năm 1970, Canada đã coi FDI là xấu và thành lập hẳn một cơ quan để ngăn chặn toàn bộ luồng vốn xấu này từ các nước khác. Gần đây hơn, thì FDI được hoan nghênh tại Canada, mặc dù tất cả các dự án mới đều bị xem xét.
Tuy nhiên, việc các nhà đầu tư nước ngoài muốn đổ tiền vào một quốc gia được coi là một dấu hiệu của lòng tin kinh tế quốc tế hoặc ngược lại. Phần ngược lại này rõ ràng là thực tế của các nước phát triển trong năm 2012.
Theo các dữ liệu của hội nghị Liên hợp quốc về phát triển và thương mại (UNCTAD), FDI đổ vào các nước phát triển đã giảm tới 32%, xuống còn 561 tỷ USD, mức thấp chưa từng thấy trong một thập niên qua.
Liên minh châu Âu (EU) chiếm 2/3 sự suy giảm này, nhưng đầu tư vào Bắc Mỹ cũng giảm.
So với các nước phát triển, đầu tư vào các nước đang phát triển năm 2012 chỉ giảm 4%, đạt 703 tỷ USD, mức cao thứ hai trong lịch sử. Điều đáng nói hơn là các nước đang phát triển là điểm đến của 52% các luồng FDI toàn cầu, một mốc chuẩn quan trọng và lần đầu tiên các nước đang phát triển thu hút hơn một nửa FDI toàn cầu.
Trong năm 2012, các luồng FDI đổ vào châu Á và Mỹ Latinh vẫn ở mức cao lịch sử, mặc dù mức tăng trưởng giảm chút ít.
Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2013 của Liên hợp quốc, FDI trên toàn cầu trong năm 2012 đã giảm 18% xuống 1,35 nghìn tỷ USD. Báo cáo này dự báo FDI toàn cầu trong năm 2013 sẽ xấp xỉ mức của năm 2012 và có thể tăng lên 1,45 nghìn tỷ USD, nếu các điều kiện vĩ mô được cải thiện và niềm tin của giới đầu tư phục hồi trong trung hạn.
Tuy nhiên, UNCTAD cảnh báo, những yếu tố như sự yếu kém về cấu trúc của hệ thống tài chính toàn cầu, môi trường vĩ mô xấu và sự bất ổn về chính sách tại các khu vực đầu tư trọng yếu có thể sẽ còn khiến FDI trên toàn cầu tiếp tục sụt giảm./.
Canada vẫn là một điểm đến được ưa thích của đầu tư nước ngoài. Trong năm 2012, lượng FDI đổ vào Canada đạt 45,4 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2011.
Trong số các quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới trong năm 2012, Canada vươn lên vị trí thứ 10 từ vị trí thứ 12 của năm 2011. Lý do khiến FDI đổ vào Canada là tiền sẽ được đầu tư tại những nơi có thể mang lại lợi nhuận cao nhất và ít nhất cho tới nay danh sách này vẫn bao gồm Canada.
Báo cáo đầu tư thế giới năm 2013 của Liên hợp quốc đã xem xét các xu hướng chủ chốt trong FDI. Điểm mấu chốt của báo cáo trên là việc một thực thể quyết định đầu tư vào một quốc gia đồng nghĩa với một lá phiếu tín nhiệm kinh tế đối với quốc gia đó. Liệu FDI là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào quan điểm riêng.
Ví dụ trong những năm 1970, Canada đã coi FDI là xấu và thành lập hẳn một cơ quan để ngăn chặn toàn bộ luồng vốn xấu này từ các nước khác. Gần đây hơn, thì FDI được hoan nghênh tại Canada, mặc dù tất cả các dự án mới đều bị xem xét.
Tuy nhiên, việc các nhà đầu tư nước ngoài muốn đổ tiền vào một quốc gia được coi là một dấu hiệu của lòng tin kinh tế quốc tế hoặc ngược lại. Phần ngược lại này rõ ràng là thực tế của các nước phát triển trong năm 2012.
Theo các dữ liệu của hội nghị Liên hợp quốc về phát triển và thương mại (UNCTAD), FDI đổ vào các nước phát triển đã giảm tới 32%, xuống còn 561 tỷ USD, mức thấp chưa từng thấy trong một thập niên qua.
Liên minh châu Âu (EU) chiếm 2/3 sự suy giảm này, nhưng đầu tư vào Bắc Mỹ cũng giảm.
So với các nước phát triển, đầu tư vào các nước đang phát triển năm 2012 chỉ giảm 4%, đạt 703 tỷ USD, mức cao thứ hai trong lịch sử. Điều đáng nói hơn là các nước đang phát triển là điểm đến của 52% các luồng FDI toàn cầu, một mốc chuẩn quan trọng và lần đầu tiên các nước đang phát triển thu hút hơn một nửa FDI toàn cầu.
Trong năm 2012, các luồng FDI đổ vào châu Á và Mỹ Latinh vẫn ở mức cao lịch sử, mặc dù mức tăng trưởng giảm chút ít.
Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2013 của Liên hợp quốc, FDI trên toàn cầu trong năm 2012 đã giảm 18% xuống 1,35 nghìn tỷ USD. Báo cáo này dự báo FDI toàn cầu trong năm 2013 sẽ xấp xỉ mức của năm 2012 và có thể tăng lên 1,45 nghìn tỷ USD, nếu các điều kiện vĩ mô được cải thiện và niềm tin của giới đầu tư phục hồi trong trung hạn.
Tuy nhiên, UNCTAD cảnh báo, những yếu tố như sự yếu kém về cấu trúc của hệ thống tài chính toàn cầu, môi trường vĩ mô xấu và sự bất ổn về chính sách tại các khu vực đầu tư trọng yếu có thể sẽ còn khiến FDI trên toàn cầu tiếp tục sụt giảm./.
D. Hoa (TTXVN)