Những người phải chịu sức ép trong công việc nhiều khả năng bị đột quỵ cao hơn so với những đồng nghiệp không gặp căng thẳng tới 23%.
Song tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn nhiều so với những người hút thuốc lá bị động.
Nghiên cứu trên do nhà dịch tễ học Mika Kivimaki tại Đại học College London phụ trách thực hiện công bố trên tạp chí y học hàng đầu thế giới The Lancet.
Mika Kivimaki cho hay: “Căng thẳng trong công việc có liên quan tới nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vành (CHD) như đột quỵ.”
Cuộc điều tra trên muốn làm rõ vấn đề vốn thường đem lại các kết quả nhầm lẫn, chủ yếu là do các nhà nghiên cứu sử dụng các khái niệm và cách thức tiến hành khác nhau.
Tài liệu nghiên cứu rà soát lại 13 công trình nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1985 tới năm 2006 ở bảy nước châu Âu với cách tiếp cận giống nhau: những người tham gia không bị bệnh tim mạch vành đầu tiên được phỏng vấn và sau đó, họ được theo dõi sức khỏe trong thời gian trung bình 7,5 năm.
Tổng cộng, đã có 197.473 người tham gia vào các công trình nghiên cứu này, trong đó 30.214 người phải chịu căng thẳng trong công việc theo những khái niệm như khối lượng công việc quá tải, phải chịu sức ép về thời gian và có ít thời gian để đưa ra quyết định đối với công việc.
Trong thời gian theo dõi sau đó, các bác sỹ ghi nhận có 2.356 vụ đột quỵ, tử vong, v.v… Nhóm “căng thẳng trong công việc” có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn 23%.
Có ba nghiên cứu được tiến hành ở Đan Mạch và Phần Lan, hai được thực hiện ở Hà Lan và Thụy Điển còn số còn lại được thực hiện ở Bỉ, Anh và Pháp.
Các tác giả của công trình nghiên cứu trên cho rằng những phát hiện này là rất quan trọng. Nhưng họ cũng lưu ý rằng việc ngăn ngừa sức ép tại nơi làm việc nhằm làm giảm nguy cơ bệnh tim ít hiệu quả hơn nhiều nỗ lực đối phó với tình trạng phải hút thuốc thứ cấp và không vận động khi mà nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành do các nguyên nhân này gây ra cao hơn lần lượt là 10 và gần bốn lần.
Trong bài bình luận cũng do tạp chí The Lancet trên đăng tải, Bo Netterstrom của Bệnh viện Bispelbjerg ở Copenhagean cảnh báo những vấn đề về sức khỏe liên quan tới công việc ở châu Âu “gần như chắc chắn sẽ tăng lên” do tình trạng công việc bấp bênh vì cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực này gây ra./.
Song tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn nhiều so với những người hút thuốc lá bị động.
Nghiên cứu trên do nhà dịch tễ học Mika Kivimaki tại Đại học College London phụ trách thực hiện công bố trên tạp chí y học hàng đầu thế giới The Lancet.
Mika Kivimaki cho hay: “Căng thẳng trong công việc có liên quan tới nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vành (CHD) như đột quỵ.”
Cuộc điều tra trên muốn làm rõ vấn đề vốn thường đem lại các kết quả nhầm lẫn, chủ yếu là do các nhà nghiên cứu sử dụng các khái niệm và cách thức tiến hành khác nhau.
Tài liệu nghiên cứu rà soát lại 13 công trình nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1985 tới năm 2006 ở bảy nước châu Âu với cách tiếp cận giống nhau: những người tham gia không bị bệnh tim mạch vành đầu tiên được phỏng vấn và sau đó, họ được theo dõi sức khỏe trong thời gian trung bình 7,5 năm.
Tổng cộng, đã có 197.473 người tham gia vào các công trình nghiên cứu này, trong đó 30.214 người phải chịu căng thẳng trong công việc theo những khái niệm như khối lượng công việc quá tải, phải chịu sức ép về thời gian và có ít thời gian để đưa ra quyết định đối với công việc.
Trong thời gian theo dõi sau đó, các bác sỹ ghi nhận có 2.356 vụ đột quỵ, tử vong, v.v… Nhóm “căng thẳng trong công việc” có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn 23%.
Có ba nghiên cứu được tiến hành ở Đan Mạch và Phần Lan, hai được thực hiện ở Hà Lan và Thụy Điển còn số còn lại được thực hiện ở Bỉ, Anh và Pháp.
Các tác giả của công trình nghiên cứu trên cho rằng những phát hiện này là rất quan trọng. Nhưng họ cũng lưu ý rằng việc ngăn ngừa sức ép tại nơi làm việc nhằm làm giảm nguy cơ bệnh tim ít hiệu quả hơn nhiều nỗ lực đối phó với tình trạng phải hút thuốc thứ cấp và không vận động khi mà nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành do các nguyên nhân này gây ra cao hơn lần lượt là 10 và gần bốn lần.
Trong bài bình luận cũng do tạp chí The Lancet trên đăng tải, Bo Netterstrom của Bệnh viện Bispelbjerg ở Copenhagean cảnh báo những vấn đề về sức khỏe liên quan tới công việc ở châu Âu “gần như chắc chắn sẽ tăng lên” do tình trạng công việc bấp bênh vì cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực này gây ra./.
Huy Bình (Vietnam+)