Hoạt động bơm tiền ồ ạt của các ngân hàng trung ương có thể khiến thị trường phải đối mặt với nguy cơ bất ổn trong tương lai.
Đây là lời cảnh báo của Viện Tài chính quốc tế (IIF) có trụ sở tại Washington, Mỹ đưa ra ngày 7/3.
Theo IIF, tổ chức gồm 450 ngân hàng trên thế giới, những dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế toàn cầu gần đây phần nhiều là kết quả của chính sách nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương, bao gồm việc nới lỏng định lượng và duy trì lãi suất ở mức thấp.
Tuy nhiên, những điều kiện thuận lợi này không thể duy trì lâu dài, và trong tương lai khi các ngân hàng đưa mọi việc trở lại quỹ đạo, nhiều khả năng sẽ đồng thời đẩy thị trường vào tình trạng bất ổn, do thị trường đã quá quen với chính sách tiền tệ thuận lợi trên.
IIF cho rằng chính sự không đồng thuận về chính trị tại các quốc gia là nguyên nhân ảnh hưởng đến chính sách tài chính của các ngân hàng.
Báo cáo của thể chế này nhận định các ngân hàng trung ương lớn phải áp dụng các biện pháp cần thiết để ổn định thị trường và thúc đẩy tăng trưởng khi mà tại nhiều nước, tiến trình cải cách đang bị chậm lại do bế tắc chính trị.
Theo IIF, ngân hàng trung ương các nước cần nhận thức rõ các hậu quả dài hạn của chính sách nới lỏng tiền tệ để có kế hoạch điều chỉnh, giảm các nguy cơ đe dọa với thị trường tài chính.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke lại cho rằng IIF đã thổi phồng những nguy cơ này và khẳng định ngân hàng trung ương Mỹ vẫn hoàn hoàn kiểm soát được các chính sách của mình.
Cảnh báo trên của IIF được đưa ra chỉ vài giờ sau quyết định giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục 0,75% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang suy giảm ở 17 nước thành viên Khu vực Đồng tiền đồng chung châu Âu (Eurozone).
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương Anh cũng đưa ra các quyết định tương tự./.
Đây là lời cảnh báo của Viện Tài chính quốc tế (IIF) có trụ sở tại Washington, Mỹ đưa ra ngày 7/3.
Theo IIF, tổ chức gồm 450 ngân hàng trên thế giới, những dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế toàn cầu gần đây phần nhiều là kết quả của chính sách nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương, bao gồm việc nới lỏng định lượng và duy trì lãi suất ở mức thấp.
Tuy nhiên, những điều kiện thuận lợi này không thể duy trì lâu dài, và trong tương lai khi các ngân hàng đưa mọi việc trở lại quỹ đạo, nhiều khả năng sẽ đồng thời đẩy thị trường vào tình trạng bất ổn, do thị trường đã quá quen với chính sách tiền tệ thuận lợi trên.
IIF cho rằng chính sự không đồng thuận về chính trị tại các quốc gia là nguyên nhân ảnh hưởng đến chính sách tài chính của các ngân hàng.
Báo cáo của thể chế này nhận định các ngân hàng trung ương lớn phải áp dụng các biện pháp cần thiết để ổn định thị trường và thúc đẩy tăng trưởng khi mà tại nhiều nước, tiến trình cải cách đang bị chậm lại do bế tắc chính trị.
Theo IIF, ngân hàng trung ương các nước cần nhận thức rõ các hậu quả dài hạn của chính sách nới lỏng tiền tệ để có kế hoạch điều chỉnh, giảm các nguy cơ đe dọa với thị trường tài chính.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke lại cho rằng IIF đã thổi phồng những nguy cơ này và khẳng định ngân hàng trung ương Mỹ vẫn hoàn hoàn kiểm soát được các chính sách của mình.
Cảnh báo trên của IIF được đưa ra chỉ vài giờ sau quyết định giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục 0,75% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang suy giảm ở 17 nước thành viên Khu vực Đồng tiền đồng chung châu Âu (Eurozone).
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương Anh cũng đưa ra các quyết định tương tự./.
(TTXVN)