Ban quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh Điện Biên đã và đang triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của 19 hộ dân thuộc khu tái định cư Cơ khí, thị xã Mường Lay.
Sự cố xảy ra cuối tháng 5, khi mặt bằng lô N7 của khu tái định cư xuất lộ cung trượt làm nhà ở của 9 hộ dân bị lún gãy hiên, nứt tường xây và có nguy cơ trượt đổ. 10 hộ khác bị ảnh hưởng, có nguy cơ mất an toàn.
Ông Phạm Văn Sĩ, Trưởng ban Quản lý dự án khẳng định nguyên nhân xảy ra sự việc trên hoàn toàn do khách quan và có thể xử lý bằng biện pháp công trình, thay vì phải di chuyển toàn bộ số hộ dân này đi nơi khác.
Sau những cơn mưa lớn kéo dài, tại khu tái định cư Cơ khí xuất hiện cung trượt kéo dài từ mặt bằng lô N7, cắt qua khu vực nhà dân và các hạng mục công trình thuộc dự án đang được xây dựng. Khối đất sụt trược có bề rộng 80m, cao 28m với chiều dài 85m.
Biểu hiện của sự cố mất ổn định cả khối đất trên thể hiện bằng các khe nứt phát triển như một đường vòng cung và đang dịch chuyển tương đối về phía chân bờ dốc, lún từ 0,6-0,7m trước hiên nhà của một số hộ dân.
9 hộ gia đình từ ô số 14 đến 23 tiếp giáp đường nội thị CK1 bị lún gãy hiên nhà và có nguy cơ trượt đổ; trong đó có 3 ngôi nhà 1 tầng, 1 nhà 3 tầng hư hại nặng và có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng của người dân.
Đoạn đường giao thông nội thị trước mặt lô nhà có chiều dài khoảng 80m cũng bị lún cục bộ tới 0,5m và chuyển vị trí ngang ra suối, không đảm bảo an toàn cho giao thông; 3 khối kè bảo vệ chống xói lở mái ta luy âm mặt bằng bị chuyển vị trí, 1 khối bị đẩy trôi về suối Nậm Lay.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên đã lập tức thành lập Đoàn công tác liên ngành đến kiểm tra và chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách, trong đó cương quyết tổ chức việc di dời khẩn cấp 3 hộ dân ở trong vùng nguy hiểm; đình chỉ mọi hoạt động xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và nhà ở riêng lẻ của các hộ dân tái định cư trên mặt bằng lô N7 và N8.
Sau khi Ủy ban Nhân dân ra Kết luận số 36 ngày 7/7, Ban quản lý dự án đã triển khai một số biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn khối đất tiếp tục trượt lún và lan rộng như: xây dựng hệ thống tường cừ thép có chiều dài dọc tuyến đường tiếp giáp với nhà ở của dân, kết hợp đào thay thế và đắp bù phần đất bị sụt lún bằng cát; xây dựng hệ thống thoát nước bổ sung để điều tiết, ngăn ngừa dòng nước mặt chảy xuống khu vực cung trượt; xây dựng đường ống dẫn nước sinh hoạt, nước thải của các hộ dân ra ngoài phạm vi cung trượt. Tính đến thời điểm ngày 15/8, 3 hạng mục trên đã cơ bản hoàn thành và Ban quản lý dự án đang trình lên cấp trên phương án đảm bảo ổn định lâu dài.
Trước dư luận cho rằng sự cố trên một phần do các đơn vị thi công mặt bằng Khu tái định cư không đảm bảo đúng thiết kế, hoặc do đơn vị tư vấn không khảo sát kỹ yếu tố địa chất lịch sử của khu vực, ông Sĩ khẳng định nguyên nhân của sự cố trên hoàn toàn do yếu tố khách quan.
Cấu tạo địa chất của khu vực này rất phức tạp, trước đây khi mưa xuống, nước mặt chảy dàn ra các khe nhỏ xuống suối. Sau khi thi công tuyến Quốc lộ 12 đoạn tránh ngập thủy điện Sơn La (Công trình do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, vị trí ở sườn núi phía trên khu tái định cư) đã đào xuống phần chân của sườn núi, làm phát lộ các hố Cát tơ khiến cho nước chảy vào các hố này và hình thành các dòng chảy ngầm. Chính các dòng chảy này đã khiến đất đá ở tầng địa phần thứ 2 là tầng kém ổn định nhất no nước và sụt trượt. Hiện nay Ban quản lý đã tổ chức khoan khảo sát với 22 mũi để xác định độ sâu của cung trượt.
Đồng thời mời các chuyên gia của Trường Đại học Giao thông vận tải, Đại học Mỏ địa chất lên tư vấn và xác định có thể xử lý bằng biện pháp công trình, tránh phải di dời toàn bộ các hộ dân đi nơi khác. Hiện Ban Quản lý dự án đã có tờ trình lên Ủy ban Nhân dân tỉnh, đề xuất phương án xử lý sự cố sụt trượt công trình do thiên tai mưa lũ với tổng mức điều chỉnh bổ sung gần 70 tỷ đồng.
Ngoài nhóm hạng mục công trình phụ trợ cấp bách, sẽ triển khai nhóm 2 gồm các hạng mục công trình để đảm bảo ổn định lâu dài gồm hệ thống kè bêtông cốt thép móng cọc khoan nhồi với 2 tuyến kè, hệ thống tường chắn và gia cố ốp mái cùng hạng mục đào nắn, cải tạo dòng suối Nậm Lay và suối Nậm Cản.
Ông Hoàng Văn Nhân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh đã khẩn trương xử lý sự cố trên với lộ trình phê duyệt phương án của Ban quản lý dự án trước ngày 20/8.
Sau khi phê duyệt, các đơn vị quản lý công trình sẽ lập Báo cáo thiết kế theo quy định của Luật đầu tư xây dựng cơ bản và tiến hành thi công các hạng mục thuộc nhóm 2 vào cuối tháng 9. Đồng thời với công việc trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ báo cáo Chính phủ đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai hạng mục kiên cố hoá Quốc lộ 12 đoạn chạy qua thị xã Mường Lay.
Để khu vực này đảm bảo ổn định lâu dài cần triển khai đồng bộ 2 nhóm giải pháp: vừa xử lý dứt điểm tình trạng sụt trượt ở lô N7, vừa bịt kín các hang nước ngầm do quá trình thi công Quốc lộ 12 làm phát lộ. Đối với thiệt hại của những hộ dân bị ảnh hưởng của thiên tai tại khu vực lô N7, trước ngày 25/8 Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ thuê đơn vị tư vấn, giám định công khai tình trạng, mức độ thiệt hại của bà con.
Từ kết quả giám định này, chính quyền tỉnh sẽ có quyết định cho phép các hộ này ở lại theo nguyện vọng hay phải di dời, mức hỗ trợ ra sao bằng kinh phí từ nguồn kinh phí phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai.
Tuy nhiên mức độ hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào chất lượng của công trình xây dựng, nhà nào xây dựng theo đúng tiêu chuẩn được hỗ trợ nhiều hơn công trình kém chất lượng. Đối với 3 hộ đang phải sơ tán, sau ngày 25/8 khi có kết quả xác định mức độ an toàn sẽ được quay về nhà./.
Sự cố xảy ra cuối tháng 5, khi mặt bằng lô N7 của khu tái định cư xuất lộ cung trượt làm nhà ở của 9 hộ dân bị lún gãy hiên, nứt tường xây và có nguy cơ trượt đổ. 10 hộ khác bị ảnh hưởng, có nguy cơ mất an toàn.
Ông Phạm Văn Sĩ, Trưởng ban Quản lý dự án khẳng định nguyên nhân xảy ra sự việc trên hoàn toàn do khách quan và có thể xử lý bằng biện pháp công trình, thay vì phải di chuyển toàn bộ số hộ dân này đi nơi khác.
Sau những cơn mưa lớn kéo dài, tại khu tái định cư Cơ khí xuất hiện cung trượt kéo dài từ mặt bằng lô N7, cắt qua khu vực nhà dân và các hạng mục công trình thuộc dự án đang được xây dựng. Khối đất sụt trược có bề rộng 80m, cao 28m với chiều dài 85m.
Biểu hiện của sự cố mất ổn định cả khối đất trên thể hiện bằng các khe nứt phát triển như một đường vòng cung và đang dịch chuyển tương đối về phía chân bờ dốc, lún từ 0,6-0,7m trước hiên nhà của một số hộ dân.
9 hộ gia đình từ ô số 14 đến 23 tiếp giáp đường nội thị CK1 bị lún gãy hiên nhà và có nguy cơ trượt đổ; trong đó có 3 ngôi nhà 1 tầng, 1 nhà 3 tầng hư hại nặng và có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng của người dân.
Đoạn đường giao thông nội thị trước mặt lô nhà có chiều dài khoảng 80m cũng bị lún cục bộ tới 0,5m và chuyển vị trí ngang ra suối, không đảm bảo an toàn cho giao thông; 3 khối kè bảo vệ chống xói lở mái ta luy âm mặt bằng bị chuyển vị trí, 1 khối bị đẩy trôi về suối Nậm Lay.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên đã lập tức thành lập Đoàn công tác liên ngành đến kiểm tra và chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách, trong đó cương quyết tổ chức việc di dời khẩn cấp 3 hộ dân ở trong vùng nguy hiểm; đình chỉ mọi hoạt động xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và nhà ở riêng lẻ của các hộ dân tái định cư trên mặt bằng lô N7 và N8.
Sau khi Ủy ban Nhân dân ra Kết luận số 36 ngày 7/7, Ban quản lý dự án đã triển khai một số biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn khối đất tiếp tục trượt lún và lan rộng như: xây dựng hệ thống tường cừ thép có chiều dài dọc tuyến đường tiếp giáp với nhà ở của dân, kết hợp đào thay thế và đắp bù phần đất bị sụt lún bằng cát; xây dựng hệ thống thoát nước bổ sung để điều tiết, ngăn ngừa dòng nước mặt chảy xuống khu vực cung trượt; xây dựng đường ống dẫn nước sinh hoạt, nước thải của các hộ dân ra ngoài phạm vi cung trượt. Tính đến thời điểm ngày 15/8, 3 hạng mục trên đã cơ bản hoàn thành và Ban quản lý dự án đang trình lên cấp trên phương án đảm bảo ổn định lâu dài.
Trước dư luận cho rằng sự cố trên một phần do các đơn vị thi công mặt bằng Khu tái định cư không đảm bảo đúng thiết kế, hoặc do đơn vị tư vấn không khảo sát kỹ yếu tố địa chất lịch sử của khu vực, ông Sĩ khẳng định nguyên nhân của sự cố trên hoàn toàn do yếu tố khách quan.
Cấu tạo địa chất của khu vực này rất phức tạp, trước đây khi mưa xuống, nước mặt chảy dàn ra các khe nhỏ xuống suối. Sau khi thi công tuyến Quốc lộ 12 đoạn tránh ngập thủy điện Sơn La (Công trình do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, vị trí ở sườn núi phía trên khu tái định cư) đã đào xuống phần chân của sườn núi, làm phát lộ các hố Cát tơ khiến cho nước chảy vào các hố này và hình thành các dòng chảy ngầm. Chính các dòng chảy này đã khiến đất đá ở tầng địa phần thứ 2 là tầng kém ổn định nhất no nước và sụt trượt. Hiện nay Ban quản lý đã tổ chức khoan khảo sát với 22 mũi để xác định độ sâu của cung trượt.
Đồng thời mời các chuyên gia của Trường Đại học Giao thông vận tải, Đại học Mỏ địa chất lên tư vấn và xác định có thể xử lý bằng biện pháp công trình, tránh phải di dời toàn bộ các hộ dân đi nơi khác. Hiện Ban Quản lý dự án đã có tờ trình lên Ủy ban Nhân dân tỉnh, đề xuất phương án xử lý sự cố sụt trượt công trình do thiên tai mưa lũ với tổng mức điều chỉnh bổ sung gần 70 tỷ đồng.
Ngoài nhóm hạng mục công trình phụ trợ cấp bách, sẽ triển khai nhóm 2 gồm các hạng mục công trình để đảm bảo ổn định lâu dài gồm hệ thống kè bêtông cốt thép móng cọc khoan nhồi với 2 tuyến kè, hệ thống tường chắn và gia cố ốp mái cùng hạng mục đào nắn, cải tạo dòng suối Nậm Lay và suối Nậm Cản.
Ông Hoàng Văn Nhân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh đã khẩn trương xử lý sự cố trên với lộ trình phê duyệt phương án của Ban quản lý dự án trước ngày 20/8.
Sau khi phê duyệt, các đơn vị quản lý công trình sẽ lập Báo cáo thiết kế theo quy định của Luật đầu tư xây dựng cơ bản và tiến hành thi công các hạng mục thuộc nhóm 2 vào cuối tháng 9. Đồng thời với công việc trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ báo cáo Chính phủ đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai hạng mục kiên cố hoá Quốc lộ 12 đoạn chạy qua thị xã Mường Lay.
Để khu vực này đảm bảo ổn định lâu dài cần triển khai đồng bộ 2 nhóm giải pháp: vừa xử lý dứt điểm tình trạng sụt trượt ở lô N7, vừa bịt kín các hang nước ngầm do quá trình thi công Quốc lộ 12 làm phát lộ. Đối với thiệt hại của những hộ dân bị ảnh hưởng của thiên tai tại khu vực lô N7, trước ngày 25/8 Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ thuê đơn vị tư vấn, giám định công khai tình trạng, mức độ thiệt hại của bà con.
Từ kết quả giám định này, chính quyền tỉnh sẽ có quyết định cho phép các hộ này ở lại theo nguyện vọng hay phải di dời, mức hỗ trợ ra sao bằng kinh phí từ nguồn kinh phí phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai.
Tuy nhiên mức độ hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào chất lượng của công trình xây dựng, nhà nào xây dựng theo đúng tiêu chuẩn được hỗ trợ nhiều hơn công trình kém chất lượng. Đối với 3 hộ đang phải sơ tán, sau ngày 25/8 khi có kết quả xác định mức độ an toàn sẽ được quay về nhà./.
Chu Quốc Hùng (TTXVN/Vietnam+)