Chiến lược nhân sự - bệ đỡ cho lực đẩy tăng trưởng của Imexpharm

Lãnh đạo của Imexpharm cho biết triết lý “con người là nguồn lực của mọi thành công” là động lực giúp công ty đạt được nhiều thành tựu quan trọng kể từ cột mốc chuyển đổi mô hình vào năm 2001.

Ngoài việc kiểm tra sản phẩm bằng máy, việc kiểm tra bằng mắt là rất quan trọng. (Nguồn: Vietnam+)
Ngoài việc kiểm tra sản phẩm bằng máy, việc kiểm tra bằng mắt là rất quan trọng. (Nguồn: Vietnam+)

Ba trụ cột trong chiến lược nhân sự "Giỏi chuyên môn-Khỏe thể chất-Vững tinh thần" giúp Imexpharm (IMP) duy trì tăng trưởng cao trong nhiều năm.

Mô hình quản trị “Vòng tròn hạnh phúc”

Kết thúc năm 2023, tổng doanh thu gộp của IMP đạt 2.113 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với mức tăng trưởng chung của toàn thị trường 8%. Doanh thu thuần đạt 1.994 tỷ đồng tăng trưởng 21% so với cùng kỳ.

Biên EBITDA trong năm 2023 được cải thiện từ 22% lên 23% nhờ doanh thu tăng trưởng mạnh dẫn đến lợi thế kinh tế theo quy mô tốt hơn và đòn bẩy hoạt động cao hơn cũng như các sáng kiến tiết kiệm chi phí hiện nay.

Đây là kết quả đáng chú ý khi IMP cũng như ngành dược phẩm Việt Nam vừa trải qua những thách thức không hề thua kém thời điểm toàn cầu chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế những năm 2008-2012.

Đặc biệt, trong năm 2023, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược phẩm phải đối mặt với nhiều khó khăn như cầu tiêu dùng yếu; biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành và sức ép từ tỉ giá gia tăng...

Sức ép này dự báo vẫn là thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2024.

Ngoài việc kiểm tra sản phẩm bằng máy việc kiểm tra bằng mắt là rất quan trọng “Để làm được tất cả những điều này, nguồn nhân lực được đánh giá là yếu tố quan trọng then chốt tạo nên thành công của Imexpharm,” Tổng Giám đốc IMP, Thầy thuốc Nhân dân, Dược sỹ Trần Thị Đào cho biết.

Theo đuổi triết lý quản trị “Con người là nguồn lực của mọi thành công,” lãnh đạo của IMP nói thêm chính triết lý này là động lực giúp công ty đạt được nhiều thành tựu quan trọng kể từ cột mốc chuyển đổi mô hình vào năm 2001.

Hiện nay, IMP đã có một đội ngũ nhân lực trên ngàn người, trở thành nhà sản xuất thuốc kháng sinh hàng đầu tại Việt Nam.

Song song, IMP duy trì chuỗi tăng trưởng ổn định khi được đánh giá là có bộ máy quản trị xuất sắc và nhận nhiều giải thưởng: cổ phiếu được đưa vào rổ chỉ số phát triển bền vững VNSI; top 50 công ty có kết quả kinh doanh tốt nhất Việt Nam; top 10 công ty dược uy tín - nhóm ngành sức khỏe, thiết bị y tế; top 50 công ty niêm yết kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam; top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn, top 5 hội đồng quản trị xuất sắc, top 5 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam đối với các công ty ngành dược, thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe khối doanh nghiệp vừa.

Đầu tư cho con người và công nghệ

Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) bình chọn IMP trong top 5 Hội đồng quản trị có hiệu quả xuất sắc năm 2023.

Đây là giải thưởng dành cho những doanh nghiệp có cấu trúc quản trị tốt và đa dạng, áp dụng và thực hành ESG có chiến lược phát triển bền vững với thế hệ kế cận một cách rõ ràng, nâng cao tính minh bạch và chính trực cũng như khả năng đóng góp của các thành viên Hội đồng Quản trị.

thuoc_2.JPG
Dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm tại nhà máy IMP4 của Imexpharm. (Nguồn: Vietnam+)

Dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm tại nhà máy IMP4 của Imexpharm Đầu tư sâu cho công nghệ cao IMP giữ vững vị thế số 1 trong thị trường thuốc kháng sinh cũng như đang có nhiều lợi thế xuất khẩu khi là doanh nghiệp dược phẩm tiên phong đạt chuẩn nhà máy EU-GMP của IMP (IMP2, IMP3 và IMP4).

Công ty có 11 MA EU (Số đăng ký sản phẩm tại châu Âu) được cấp trong năm 2023 cho 6 sản phẩm, trong đó có những sản phẩm khó như Ampicillin/Sulbactam.

“Chúng tôi xây dựng bước đầu tiên để đưa sản phẩm IMP ra thị trường nước ngoài; nghiên cứu và đưa ra các đề xuất để có thể sản xuất cho MNC toàn cầu. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng thời gian tới là xây dựng đội ngũ phát triển vững mạnh và khai thác thị trường nước ngoài,” đại diện IMP cho biết.

Chỉ trong năm 2023, IMP đã tổ chức khoảng 100 khóa đào tạo bên ngoài cùng hơn 3.000 lượt đào tạo nội bộ trong và ngoài nước, với sự tham dự của các chuyên gia nước ngoài và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực dược phẩm tại Việt Nam.

Có thể kể đến các khóa học như đào tạo quản lý chất lượng tại Viện Tiêu chuẩn Anh - BSI (Anh Quốc), tham gia hội thảo Pharmaceutical Science & Technology Seminar 2023 tại Singapore do Công ty GeaNUS Technology tổ chức hay đào tạo về kiểm nghiệm thuốc tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, kỹ năng phân tích dữ liệu chuyên sâu…

“Chúng tôi tin rằng y tế Việt Nam sẽ có bước phát triển về công nghệ và chăm sóc sức khỏe theo công nghệ mới trong thời gian tới. Vì vậy, chúng tôi cần có đội ngũ nhân sự giỏi để bắt kịp xu hướng này tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Chính phủ, khuôn khổ pháp lý và quy định rõ ràng, nguồn nhân lực có năng lực, ngành dược Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới,” Tổng Giám đốc IMP cho biết./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục