Chính phủ Mỹ đang phải đồng thời đối mặt với vấn đề bảo mật thông tin ngày càng cấp thiết với một nền văn hóa tự do thông tin của người Mỹ.
Tại một hội thảo ở Trường Luật Fordham ở New York ngày 16/10, các chuyên gia cho biết một cam kết bất thành văn giữa chính phủ và công chúng về việc quản lý bí mật quốc gia gần như đã bị xóa bỏ kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và cho đến nay vẫn chưa có giải pháp nào khả quan để thay thế.
Ông Steven Aftergood, người đứng đầu dự án bảo mật thông tin chính phủ thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, cho biết những nỗ lực nhằm sắp xếp các tài liệu của chính phủ đã bị quá tải và nhiều khi không tránh khỏi sai sót.
Giải thích về việc bảo mật thông tin của chính phủ bị thất bại ngay trong nội bộ chính phủ, ông Aftergood nhắc lại rằng 20 năm trước, ông có thể nhấc điện thoại gọi cho các quan chức chính phủ làm việc tại các cơ quan an ninh quốc gia để hỏi về các chương trình của họ, và xem đây như một cuộc trò chuyện trao đổi bình thường. Tuy nhiên, ngay sau sự kiện 11/9, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lập tức hủy bỏ các đường dây liên lạc trực tiếp qua điện thoại.
Thẩm phán liên bang nghỉ hưu James Robertson nhận định tình trạng rò rỉ thông tin bí mật quốc gia từ các cơ quan chính phủ lâu nay là vấn đề đau đầu của chính quyền, và đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia.
Thông tin mật bị rò rỉ và được báo giới nhanh chóng tung ra dư luận đã trở thành hiện tượng thường thấy tại Mỹ. Cùng với hàng loạt vụ rò rỉ thông tin của các cơ quan chính phủ, sự kiện mạng tin Wikileaks tiết lộ hàng loạt tài liệu và điện tín ngoại giao mật của Mỹ đã làm xói mòn niềm tin về cơ chế bảo mật thông tin, đồng thời gây tổn thất cho các hoạt động an ninh quốc gia của Mỹ./.
Tại một hội thảo ở Trường Luật Fordham ở New York ngày 16/10, các chuyên gia cho biết một cam kết bất thành văn giữa chính phủ và công chúng về việc quản lý bí mật quốc gia gần như đã bị xóa bỏ kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và cho đến nay vẫn chưa có giải pháp nào khả quan để thay thế.
Ông Steven Aftergood, người đứng đầu dự án bảo mật thông tin chính phủ thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, cho biết những nỗ lực nhằm sắp xếp các tài liệu của chính phủ đã bị quá tải và nhiều khi không tránh khỏi sai sót.
Giải thích về việc bảo mật thông tin của chính phủ bị thất bại ngay trong nội bộ chính phủ, ông Aftergood nhắc lại rằng 20 năm trước, ông có thể nhấc điện thoại gọi cho các quan chức chính phủ làm việc tại các cơ quan an ninh quốc gia để hỏi về các chương trình của họ, và xem đây như một cuộc trò chuyện trao đổi bình thường. Tuy nhiên, ngay sau sự kiện 11/9, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lập tức hủy bỏ các đường dây liên lạc trực tiếp qua điện thoại.
Thẩm phán liên bang nghỉ hưu James Robertson nhận định tình trạng rò rỉ thông tin bí mật quốc gia từ các cơ quan chính phủ lâu nay là vấn đề đau đầu của chính quyền, và đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia.
Thông tin mật bị rò rỉ và được báo giới nhanh chóng tung ra dư luận đã trở thành hiện tượng thường thấy tại Mỹ. Cùng với hàng loạt vụ rò rỉ thông tin của các cơ quan chính phủ, sự kiện mạng tin Wikileaks tiết lộ hàng loạt tài liệu và điện tín ngoại giao mật của Mỹ đã làm xói mòn niềm tin về cơ chế bảo mật thông tin, đồng thời gây tổn thất cho các hoạt động an ninh quốc gia của Mỹ./.
(TTXVN)