Trước khi phiên họp Quốc hội cuối cùng trong năm của nước Mỹ cũng khép lại, Chính quyền Dân chủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama và đảng Cộng hòa đã gạt được sang một bên những bất đồng để đón Lễ Giáng sinh 2010 và chào mừng Năm mới 2011.
Việc Quốc hội Mỹ thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới với Nga được coi là một "chiến thắng lịch sử" của Chính quyền Obama cả về đối nội lẫn đối ngoại. Tuy nhiên, niềm vui này "ngắn chẳng tày gang" vì đây cũng là ví dụ tiêu biểu cho những truân chuyên trên chính trường nước Mỹ rất cần nỗ lực tột bậc mới có thể vượt qua.
Truân chuyên đó là sự chia rẽ nội bộ, là những bài toán chính trị cần sự đánh đổi nhất định, là ý thức về sự tồn tại của cộng đồng bên cạnh tầm quan trọng của an ninh quốc gia...
Truân chuyên đó còn là những gì nước Mỹ đã trải qua trong năm nay và tiếp tục phải đối mặt trong năm sau, thậm chí là nhiều năm tới.
Thực tế cho thấy các chính quyền Mỹ, và đặc biệt là chính quyền Obama, không thể vui lâu sau mỗi chiến thắng về chính trị. Sự đối đầu giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa luôn đặt mọi dự luật, thậm chí là luật, ở thế bấp bênh.
Cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ diễn ra hồi đầu tháng 11 vừa qua một lần nữa lại chia đôi nước Mỹ, khi đảng Dân chủ của Tổng thống Obama mất quyền kiểm soát Thượng viện và bị thu hẹp khoảng cách ghế tại Hạ viện.
Bài học về sự đoàn kết lại được "hâm nóng" khi các chính trị gia bày tỏ lo ngại rồi những giằng co trong tiến trình lập pháp sẽ đẩy nước Mỹ rơi vào bế tắc. Đó là chưa kể tới sự trỗi dậy của đảng "Trà" với những ảnh hưởng tiềm năng có thể tác động đáng kể tới chính sách kinh tế của nước này.
Từ nay tới cuối năm 2012, bài học đoàn kết sẽ còn nguyên giá trị.
Chính quyền Obama bị chỉ trích nặng nề khi phản ứng chậm với thảm họa tràn dầu lịch sử gây thiệt hại lớn về vật chất và ảnh hưởng lâu dài tới môi trường ở ngoài khơi Vịnh Mexico hồi đầu năm. Đó là điều dễ hiểu. Nhưng ngay cả với cuộc cải cách y tế, cũng được coi là "cuộc cải cách lịch sử" của nước Mỹ cũng gặp phải nhiều trắc trở. Khó khăn lắm mới được Quốc hội thông qua và Tổng thống ký ban hành, giờ đây các bang của Mỹ lại lật lại hồ sơ, tìm căn cứ và biện pháp để hủy luật.
START mới với Nga đã được thông qua, nhưng đó là sự đánh đổi với thỏa thuận về thuế, theo đó, Chính quyền Obama phải chấp thuận gia hạn về cắt giảm thuế cho mọi thành phần chứ không phải chỉ cho tầng lớp nghèo như dự định ban đầu.
Rõ ràng, những chính sách của Mỹ đang bị động cơ chính trị chi phối và xu hướng này chưa có dấu hiệu chấm dứt trong năm sau.
Sau những nỗ lực thoát "bão" tài chính, kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu cải thiện trong năm nay và hứa hẹn tăng trưởng tích cực trong năm 2011. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là giá trị đồng USD lại đang giảm so với các đồng tiền khác. Điều đó khiến Washington "há miệng mắc quai" khi nhắc tới giá trị đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc lâu nay vẫn bị giới chức Mỹ cáo buộc thấp hơn tới 40% so với giá trị thật.
Sang năm sau, "chú Sam" sẽ phải khẳng định giá trị của đồng USD tương đồng như giá trị của nền kinh tế Mỹ, vì thực tế cho thấy Washington chưa muốn từ bỏ khái niệm "một nền kinh tế mạnh phải có đồng tiền mạnh."
Nỗ lực hạn chế hậu quả của mức thâm hụt ngân sách lên tới 1.290 tỷ USD trong năm nay cũng sẽ khiến Washington đau đầu trong năm sau.
Chú trọng tới an ninh trên mọi mặt trận cũng là mục tiêu mà Mỹ đặt ra trong năm 2011. Vụ các thông tin ngoại giao nhạy cảm bị tiết lộ trên mạng Wikileaks mới đây là một đòn chí mạng giáng vào khả năng đảm bảo an ninh của nước Mỹ. Bài học rút ra là trong thế kỷ này, việc lấy cắp thông tin là quá dễ dàng và việc giữ bí mật là quá khó.
Dù đã tiến hành cải cách mạnh mẽ trong ngành ngoại giao và tình báo, song nước Mỹ không thể chỉ dừng ở đó. Nỗ lực là liên tục và cần được "nâng cấp" thường xuyên.
Về vấn đề môi trường, thắng lợi của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Quốc hội đã gây khó khăn cho ông Obama trong việc thông qua dự luật cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Cái khó là cả hai đảng cùng chỉ trích dự luật này là không kinh tế trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao và tăng trưởng chậm.
Trước viễn cảnh ảm đạm của dự luật cắt giảm khí thải, Tổng thống Obama cũng chưa thể vận động thành công cho một hiệp ước toàn cầu, trong đó yêu cầu các nước phải hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nhưng ít ra ông cũng đã nghĩ tới nguồn năng lượng "xanh" khi thông báo sẽ lập tiêu chuẩn điều chỉnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nhà máy điện.
Trong bối cảnh uy tín của Chính quyền Obama ở trong và ngoài nước không còn nguyên vẹn, "cứu cánh" START đã đẩy uy tín của ông Obama với các đối tác thế giới lên một nấc, do đó chương trình nghị sự đối ngoại cũng có khả năng được tiến hành suôn sẻ hơn.
Có thể coi START mới là bằng chứng mới nhất cho mục tiêu "một thế giới phi hạt nhân," khái niệm đã giúp ông Obama nhận giải Nobel Hòa bình mà không cần đợi thành tựu cụ thể.
Trong quan hệ với Nga, ông Obama đã phần nào thực hiện được mục tiêu "khởi động lại" mối quan hệ. Cao hơn nữa, cả Mỹ và Nga đã coi việc thông qua START mới là một hành động "lịch sử." Mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển nếu hai bên cải thiện được lòng tin trong năm tới.
Sau khi kế hoạch rút quân khỏi Iraq được thực hiện theo đúng lịch trình, chiến lược mới ở Afghanistan tiếp tục được kỳ vọng. Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy các liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn, Mỹ-Trung Quốc, Mỹ-ASEAN..., và mục tiêu vẫn hướng nhiều về châu Á.
Tuy nhiên, tình hình Trung Đông chưa có nhiều biến chuyển và cũng không hy vọng đạt được tiến bộ đáng kể trong năm tới. Đó là do sự thay đổi cơ cấu quyền lực trong Quốc hội Mỹ sau ngày bầu cử 2/11 vừa qua khiến Tổng thống Obama không thể tăng sức ép đòi Israel nhượng bộ Palestine trong việc xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây, một vấn đề quyết định trong các cuộc hòa đàm đang bế tắc.
Vấn đề hạt nhân của Iran, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ còn là vấn đề "dài hơi" cần Mỹ can dự với tinh thần trách nhiệm cao.
Tóm lại, năm nay là một năm bận rộn của nước Mỹ và năm 2011 cũng vậy. Nếu Tổng thống Obama tin tưởng vào khả năng tái cử của mình trong năm 2012, chính sách của ông có thể sẽ có điều chỉnh chút ít. Song dù có điều chỉnh thì những vấn đề trên cũng chưa thể gặt hái thành công trong "một sớm một chiều," vì chúng cần nhiều hơn những nỗ lực hiện nay của Chính quyền Obama trong nửa nhiệm kỳ còn lại./.
Việc Quốc hội Mỹ thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới với Nga được coi là một "chiến thắng lịch sử" của Chính quyền Obama cả về đối nội lẫn đối ngoại. Tuy nhiên, niềm vui này "ngắn chẳng tày gang" vì đây cũng là ví dụ tiêu biểu cho những truân chuyên trên chính trường nước Mỹ rất cần nỗ lực tột bậc mới có thể vượt qua.
Truân chuyên đó là sự chia rẽ nội bộ, là những bài toán chính trị cần sự đánh đổi nhất định, là ý thức về sự tồn tại của cộng đồng bên cạnh tầm quan trọng của an ninh quốc gia...
Truân chuyên đó còn là những gì nước Mỹ đã trải qua trong năm nay và tiếp tục phải đối mặt trong năm sau, thậm chí là nhiều năm tới.
Thực tế cho thấy các chính quyền Mỹ, và đặc biệt là chính quyền Obama, không thể vui lâu sau mỗi chiến thắng về chính trị. Sự đối đầu giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa luôn đặt mọi dự luật, thậm chí là luật, ở thế bấp bênh.
Cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ diễn ra hồi đầu tháng 11 vừa qua một lần nữa lại chia đôi nước Mỹ, khi đảng Dân chủ của Tổng thống Obama mất quyền kiểm soát Thượng viện và bị thu hẹp khoảng cách ghế tại Hạ viện.
Bài học về sự đoàn kết lại được "hâm nóng" khi các chính trị gia bày tỏ lo ngại rồi những giằng co trong tiến trình lập pháp sẽ đẩy nước Mỹ rơi vào bế tắc. Đó là chưa kể tới sự trỗi dậy của đảng "Trà" với những ảnh hưởng tiềm năng có thể tác động đáng kể tới chính sách kinh tế của nước này.
Từ nay tới cuối năm 2012, bài học đoàn kết sẽ còn nguyên giá trị.
Chính quyền Obama bị chỉ trích nặng nề khi phản ứng chậm với thảm họa tràn dầu lịch sử gây thiệt hại lớn về vật chất và ảnh hưởng lâu dài tới môi trường ở ngoài khơi Vịnh Mexico hồi đầu năm. Đó là điều dễ hiểu. Nhưng ngay cả với cuộc cải cách y tế, cũng được coi là "cuộc cải cách lịch sử" của nước Mỹ cũng gặp phải nhiều trắc trở. Khó khăn lắm mới được Quốc hội thông qua và Tổng thống ký ban hành, giờ đây các bang của Mỹ lại lật lại hồ sơ, tìm căn cứ và biện pháp để hủy luật.
START mới với Nga đã được thông qua, nhưng đó là sự đánh đổi với thỏa thuận về thuế, theo đó, Chính quyền Obama phải chấp thuận gia hạn về cắt giảm thuế cho mọi thành phần chứ không phải chỉ cho tầng lớp nghèo như dự định ban đầu.
Rõ ràng, những chính sách của Mỹ đang bị động cơ chính trị chi phối và xu hướng này chưa có dấu hiệu chấm dứt trong năm sau.
Sau những nỗ lực thoát "bão" tài chính, kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu cải thiện trong năm nay và hứa hẹn tăng trưởng tích cực trong năm 2011. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là giá trị đồng USD lại đang giảm so với các đồng tiền khác. Điều đó khiến Washington "há miệng mắc quai" khi nhắc tới giá trị đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc lâu nay vẫn bị giới chức Mỹ cáo buộc thấp hơn tới 40% so với giá trị thật.
Sang năm sau, "chú Sam" sẽ phải khẳng định giá trị của đồng USD tương đồng như giá trị của nền kinh tế Mỹ, vì thực tế cho thấy Washington chưa muốn từ bỏ khái niệm "một nền kinh tế mạnh phải có đồng tiền mạnh."
Nỗ lực hạn chế hậu quả của mức thâm hụt ngân sách lên tới 1.290 tỷ USD trong năm nay cũng sẽ khiến Washington đau đầu trong năm sau.
Chú trọng tới an ninh trên mọi mặt trận cũng là mục tiêu mà Mỹ đặt ra trong năm 2011. Vụ các thông tin ngoại giao nhạy cảm bị tiết lộ trên mạng Wikileaks mới đây là một đòn chí mạng giáng vào khả năng đảm bảo an ninh của nước Mỹ. Bài học rút ra là trong thế kỷ này, việc lấy cắp thông tin là quá dễ dàng và việc giữ bí mật là quá khó.
Dù đã tiến hành cải cách mạnh mẽ trong ngành ngoại giao và tình báo, song nước Mỹ không thể chỉ dừng ở đó. Nỗ lực là liên tục và cần được "nâng cấp" thường xuyên.
Về vấn đề môi trường, thắng lợi của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Quốc hội đã gây khó khăn cho ông Obama trong việc thông qua dự luật cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Cái khó là cả hai đảng cùng chỉ trích dự luật này là không kinh tế trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao và tăng trưởng chậm.
Trước viễn cảnh ảm đạm của dự luật cắt giảm khí thải, Tổng thống Obama cũng chưa thể vận động thành công cho một hiệp ước toàn cầu, trong đó yêu cầu các nước phải hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nhưng ít ra ông cũng đã nghĩ tới nguồn năng lượng "xanh" khi thông báo sẽ lập tiêu chuẩn điều chỉnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nhà máy điện.
Trong bối cảnh uy tín của Chính quyền Obama ở trong và ngoài nước không còn nguyên vẹn, "cứu cánh" START đã đẩy uy tín của ông Obama với các đối tác thế giới lên một nấc, do đó chương trình nghị sự đối ngoại cũng có khả năng được tiến hành suôn sẻ hơn.
Có thể coi START mới là bằng chứng mới nhất cho mục tiêu "một thế giới phi hạt nhân," khái niệm đã giúp ông Obama nhận giải Nobel Hòa bình mà không cần đợi thành tựu cụ thể.
Trong quan hệ với Nga, ông Obama đã phần nào thực hiện được mục tiêu "khởi động lại" mối quan hệ. Cao hơn nữa, cả Mỹ và Nga đã coi việc thông qua START mới là một hành động "lịch sử." Mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển nếu hai bên cải thiện được lòng tin trong năm tới.
Sau khi kế hoạch rút quân khỏi Iraq được thực hiện theo đúng lịch trình, chiến lược mới ở Afghanistan tiếp tục được kỳ vọng. Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy các liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn, Mỹ-Trung Quốc, Mỹ-ASEAN..., và mục tiêu vẫn hướng nhiều về châu Á.
Tuy nhiên, tình hình Trung Đông chưa có nhiều biến chuyển và cũng không hy vọng đạt được tiến bộ đáng kể trong năm tới. Đó là do sự thay đổi cơ cấu quyền lực trong Quốc hội Mỹ sau ngày bầu cử 2/11 vừa qua khiến Tổng thống Obama không thể tăng sức ép đòi Israel nhượng bộ Palestine trong việc xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây, một vấn đề quyết định trong các cuộc hòa đàm đang bế tắc.
Vấn đề hạt nhân của Iran, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ còn là vấn đề "dài hơi" cần Mỹ can dự với tinh thần trách nhiệm cao.
Tóm lại, năm nay là một năm bận rộn của nước Mỹ và năm 2011 cũng vậy. Nếu Tổng thống Obama tin tưởng vào khả năng tái cử của mình trong năm 2012, chính sách của ông có thể sẽ có điều chỉnh chút ít. Song dù có điều chỉnh thì những vấn đề trên cũng chưa thể gặt hái thành công trong "một sớm một chiều," vì chúng cần nhiều hơn những nỗ lực hiện nay của Chính quyền Obama trong nửa nhiệm kỳ còn lại./.
Đỗ Vân (TTXVN/Vietnam+)