Các thẩm phán Iraq ngày 11/2 đã quyết định cho phép 28 ứng cử viên bị nghi ngờ có quan hệ với đảng Baath tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào tháng 3 tới.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki đầu tuần này thúc giục các thẩm phán giải quyết tranh cãi về danh sách ứng cử viên trước khi chiến dịch vận động bầu cử bắt đầu vào ngày hôm nay 12/2.
Trước đó, hội đồng thẩm phán ngày 3/2 đã quyết định cho phép khoảng 500 chính trị gia bị nghi ngờ có quan hệ với đảng Baath của Tổng thống bị lật đổ Saddam Hussein vẫn được tranh cử và tiến trình rà soát tư cách ứng cử viên đối với những người này sẽ được xem xét sau bầu cử.
Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải sự phản đối của nhiều nghị sĩ, Thủ tướng Maliki cũng cho rằng quyết định này là "bất hợp pháp".
Theo yêu cầu của Ủy ban Trách nhiệm và Pháp lý Iraq, Ủy ban bầu cử cấp cao độc lập Iraq (IHEC) đã cấm các chính trị gia nói trên tranh cử.
Việc này đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía cộng đồng người Hồi giáo dòng Sunni, vốn chiếm thiểu số ở Iraq nhưng là cộng đồng nắm chính quyền thời Saddam Hussein.
Các nhà lãnh đạo người Sunni coi đây là một âm mưu của chính quyền đương nhiệm của người Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số nhằm gạt người Sunni ra ngoài lề.
Phát ngôn viên của Ủy ban Trách nhiệm và Pháp lý, ông Ali al-Mahmud cho biết trong số 500 ứng cử viên nói trên có 177 người đã kháng cáo lệnh cấm tranh cử, nhưng cuối cùng hội đồng thẩm phán quyết định chỉ cho phép 28 người được tranh cử.
Cuộc bầu cử ngày 7/3 tới được xem là có tính quyết định đối với việc củng cố nền dân chủ ở Iraq, đồng thời mở đường để Mỹ rút quân hoàn toàn vào cuối năm 2011 theo đúng kế hoạch./.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki đầu tuần này thúc giục các thẩm phán giải quyết tranh cãi về danh sách ứng cử viên trước khi chiến dịch vận động bầu cử bắt đầu vào ngày hôm nay 12/2.
Trước đó, hội đồng thẩm phán ngày 3/2 đã quyết định cho phép khoảng 500 chính trị gia bị nghi ngờ có quan hệ với đảng Baath của Tổng thống bị lật đổ Saddam Hussein vẫn được tranh cử và tiến trình rà soát tư cách ứng cử viên đối với những người này sẽ được xem xét sau bầu cử.
Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải sự phản đối của nhiều nghị sĩ, Thủ tướng Maliki cũng cho rằng quyết định này là "bất hợp pháp".
Theo yêu cầu của Ủy ban Trách nhiệm và Pháp lý Iraq, Ủy ban bầu cử cấp cao độc lập Iraq (IHEC) đã cấm các chính trị gia nói trên tranh cử.
Việc này đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía cộng đồng người Hồi giáo dòng Sunni, vốn chiếm thiểu số ở Iraq nhưng là cộng đồng nắm chính quyền thời Saddam Hussein.
Các nhà lãnh đạo người Sunni coi đây là một âm mưu của chính quyền đương nhiệm của người Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số nhằm gạt người Sunni ra ngoài lề.
Phát ngôn viên của Ủy ban Trách nhiệm và Pháp lý, ông Ali al-Mahmud cho biết trong số 500 ứng cử viên nói trên có 177 người đã kháng cáo lệnh cấm tranh cử, nhưng cuối cùng hội đồng thẩm phán quyết định chỉ cho phép 28 người được tranh cử.
Cuộc bầu cử ngày 7/3 tới được xem là có tính quyết định đối với việc củng cố nền dân chủ ở Iraq, đồng thời mở đường để Mỹ rút quân hoàn toàn vào cuối năm 2011 theo đúng kế hoạch./.
(TTXVN/Vietnam+)