Thông tấn xã Giải phóng, cơ quan làm việc và đài phát đặt trên đất Việt Nam, ngày nào cũng phát tin và thu tin mà địch không phát hiện được chỗ làm việc.
Những kỹ thuật viên, điện báo viên Thông tấn xã Giải phóng có nhiều đóng góp quan trọng, hợp thành Đội quân Thông tấn nhưng họ luôn thầm lặng sau những dòng tin từ chiến trường.
Về VNTTX lúc mới tròn 20, đến nay đã trên dưới tuổi 70, với hơn 1/4 thế kỷ, vừa cầm bút, vừa cầm súng chiến đấu, lớp phóng viên năm 1965 đã sống, làm việc và hy sinh cho sự nghiệp Thông tấn hôm nay.
Vợ chồng nhà báo Võ Thế Ái và Nghiêm Thị Tú của TTXVN là những phóng viên chiến trường - "nhà báo chiến sỹ" đưa tin về giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến đấu ở miền Nam.
Trong cuốn hồi ký, ông Hoàng Minh Thắng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng, dành 17 trang kể tường tận về trận đầu thắng Mỹ lẫy lừng ấy, trong đó có 2 trang về nghiệp vụ của phóng viên TTX.
Những tháng năm chiến tranh gian khổ đói cơm, nhạt muối, sốt rét hành hạ, cái chết rình rập, song các phóng viên GP10 luôn lạc quan, yêu đời, “phơi phới dậy tương lai,” tất cả vì miền Nam ruột thịt.
Phòng Việt Nam Thông tấn xã Nam Bộ đã hoạt động sáng tạo, tích cực suốt từ năm 1947 đến năm 1960, trước khi trở thành lực lượng nòng cốt để thành lập Thông tấn xã Giải phóng.
Là giao liên cho Thông tấn xã Giải phóng khi mới 16 tuổi, sau này, Phạm Văn Sĩ năng động trở thành doanh nhân, gây dựng kinh tế và thành đạt ngay trên mảnh đất từng là căn cứ địa cách mạng.
Trên khắp các mũi tiến công, các chiến trường, những người làm thông tấn - VNTTX và TTXGP - đã đồng loạt ra quân, hợp đồng tác chiến nhịp nhàng, ăn ý trong mùa Xuân 1975 lịch sử.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, TTXGP và Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) đã chung sức, chung lòng, kề vai, sát cánh phối hợp chặt chẽ để tạo nên "bản song tấu" thông tấn hào hùng.
Từ một nhóm nhỏ phóng viên, kỹ thuật viên với thiết bị thô sơ, đến nay, TTXVN đã trở thành hãng thông tấn với trang thiết bị tác nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp; hệ thống cơ quan thường trú rộng khắp.
75 năm qua, dòng tin chính thống của TTXVN không bao giờ ngừng chảy, luôn thông suốt trong mọi hoàn cảnh, đồng hành với sự nghiệp cách mạng giải phóng, thống nhất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những chiến sỹ lái xe TTXVN sát cánh cùng những phóng viên, kỹ thuật viên bám sát các mặt trận đưa tin quân giải phóng tiến vào Sài Gòn thống nhất đất nước, kể cả sau này làm nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, phóng viên TTXVN luôn có mặt ở những nơi ác liệt nhất, thực sự trở thành những chiến sỹ trên tuyến đầu chống quân xâm lược.
Tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, hiện nay TTXVN là trung tâm thông tin chiến lược tin cậy của Đảng và Nhà nước, một hãng thông tấn có uy tín trong khu vực.
Khi nói tới “GP10” (Giải phóng - khóa phóng viên thứ 10 của TTXVN), nhiều người nhận diện được ngay là lớp phóng viên chiến trường, một trong những "thế hệ vàng," đã trở thành một danh hiệu...
Thông tấn xã Giải phóng (Thông tấn xã Việt Nam) là một trong 15 tập thể được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân."
Lực lượng Công an nhân dân có nhiều đóng góp to lớn: bảo vệ vững chắc an ninh, trật tự; nhanh chóng, kịp thời chi viện lực lượng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần vào chiến trường miền Nam...
Sự nghiệp hoạt động và những cống hiến của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc là rất to lớn, một tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.