Đây là lần thứ hai Mỹ đưa ra cảnh báo các thể chế tài chính không được làm ăn với Triều Tiên khi coi Bình Nhưỡng này là “mối quan ngại hàng đầu về rửa tiền”.
Ngày 19/9, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác kinh tế liên Triều để giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên cảnh báo nếu Mỹ và các đồng minh càng tăng cường lệnh trừng phạt, Triều Tiên sẽ càng đẩy nhanh các chương trình phát triển hạt nhân của mình.
Tây Ban Nha là nước thứ 4 trục xuất đại sứ của Triều Tiên, do Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói bóng gió về sự tồn tại các giải pháp quân sự đối với Triều Tiên, theo đó có thể giúp Hàn Quốc tránh khỏi một cuộc phản công tàn bạo.
Chủ tịch Tiểu ban Đông Á của Thượng viện Mỹ Cory Gardner đề nghị Trung Quốc cùng 20 nước khác cắt quan hệ, đóng cửa các cơ sở ngoại giao và loại Triều Tiên ra khỏi Liên hợp quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập cam kết sẽ gây sức ép tối đa đối với Triều Tiên thông qua việc thực hiện mạnh mẽ các nghị quyết trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã tái khẳng định rằng biện pháp chính trị-ngoại giao là con đường duy nhất để giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Ngoại trưởng Đức cho rằng cần phải có "tầm nhìn và những bước đi dũng cảm," trong đó nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un cần phải có được một "sự đảm bảo khác về an ninh thay vì bom nguyên tử."
Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 18/9 nhận định rằng, Triều Tiên đã tiến gần tới “giai đoạn cuối cùng” của việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố, chính quyền của ông sẽ sử dụng sức ép mạnh mẽ để khiến cho Triều Tiên không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa.
Các cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ cảnh báo Triều Tiên từ bỏ các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân cũng như ngừng tạo ra những mối đe dọa, nếu không sẽ đối mặt với sự hủy diệt.
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland đã ra tuyên bố lên án mạnh mẽ vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, coi đây là hành động kích động và đe dọa an ninh khu vực cũng như toàn cầu.
Việt Nam quan ngại sâu sắc trước việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo qua không phận Nhật Bản ngày 15/9, vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết liên quan của HĐBA LHQ, làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Đại sứ Trung Quốc tại Washington Thôi Thiên Khải đã kêu gọi Mỹ kiềm chế không đưa ra những lời đe dọa liên quan đến Triều Tiên, quốc gia vừa phóng một tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản.
Theo khảo sát do hãng Gallup công bố ngày 15/9, đa số người Mỹ (những người tham gia khảo sát) ủng hộ hành động quân sự chống Triều Tiên nếu những nỗ lực ngoại giao và kinh tế thất bại.
Điện Kremlin cho biết ngày 15/9 Tổng thống Nga và người đồng cấp Pháp điện đàm và thảo luận về vấn đề Triều Tiên; trong đó kêu gọi giải pháp ngoại giao cho căng thẳng ở Triều Tiên.
Ngày 15/9, Thủ tướng Nhật Bản Abe và Tổng thống Hàn Quốc Jae-in nhất trí cùng hành động nhằm gia tăng sức ép đối với Triều Tiên sau vụ Bình Nhưỡng phóng một tên lửa đạn đạo cùng ngày.
Nga lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, bởi những hành động khiêu khích như vậy của Bình Nhưỡng sẽ làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.