Chùm ca mắc cúm A/H1N1 với 20 học sinh cùng các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, nôn đã được ghi nhận tại Trường Tiểu học Võ Trường Toản, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quốc vụ khanh kiêm người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia cho biết tính đến tháng 2/2023, chỉ có 2 ca dương tính với cúm gia cầm H5N1 ở người được ghi nhận tại nước này.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu tập trung giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan đã đánh giá cao việc quốc gia Đông Nam Á này phản ứng nhanh chóng trước sự bùng phát cúm gia cầm H5N1 và cho rằng nguy cơ đối với cộng đồng do virus ở mức thấp.
Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia cho biết quá trình xét nghiệm virus H5N1 được Viện Pasteur và Viện Y tế công cộng thực hiện vào tối 25/2 và cho kết quả âm tính.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM triển khai các biện pháp giám sát chặt người nhập cảnh đi/đến từ vùng có dịch cúm A/H5N1; phối hợp với các trạm kiểm dịch động vật trong giám sát gia cầm, thủy cầm.
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị 20 tỉnh, thành phía Nam tăng cường giám sát, đề phòng cúm A (H5N1) xâm nhập sau khi WHO ghi nhận 2 ca nhiễm virus cúm gia cầm A (H5N1) tại Campuchia.
Trong cuộc họp mới nhất, các nhà khoa học, các cơ quan quản lý và nhà sản xuất vaccine sẽ thảo luận chủ đề chính xoay quanh chủng 2.3.4.4b của virus H5N1 và tình hình ở khu vực Bắc Bán cầu.
Bộ Y tế Campuchia cho biết bố của bé gái vừa tử vong do nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 tại xã Romlech, huyện Sithor Kandal, tỉnh Prey Veng, cũng cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus H5N1.
Đội ứng phó khẩn cấp của Bộ Y tế Campuchia đã phát hiện thêm 12 người nhiễm cúm gia cầm H5N1 tại tỉnh Prey Veng, trong đó, 4 trường hợp đã bắt đầu biểu hiện triệu chứng.
Phát biểu với báo giới, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: "Sự lây lan của dịch bệnh này trong thời gian gần đây sang động vật có vú cần phải được theo dõi chặt chẽ."
CDC châu Âu cho biết trong thời gian từ tháng 10/2021-9/2022 có khoảng 2.500 đợt bùng phát dịch cúm gia cầm được ghi nhận tại các trang trại ở 37 nước châu Âu, 50 triệu gia cầm mắc bệnh bị tiêu hủy.
Tổ chức Thú y thế giới cho biết cúm bùng phát ở trang trại thuộc khu vực Tây Nam của Ba Lan làm chết 3.000 gia cầm, phần còn lại của đàn đã bị tiêu hủy để tránh lây lan dịch bệnh.
Số ca mắc cúm gia cầm tại Nhật Bản đang tăng với tốc độ nhanh hơn 2 năm trước đây, trong khi đó chủng cúm H1N1 gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe, đang hoành hành ở Nga.
Ngay sau khi phát hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk khẩn trương triển khai các biện pháp khoanh vùng dập dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng và nguy cơ lây sang người.
Trước xu hướng một số dịch bệnh nguy hiểm ở động vật đang gia tăng, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương quyết liệt phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo nguồn cung thực phẩm.
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ số vịt mắc bệnh, khoanh vùng tiêu độc khử trùng, tiêm phòng bao vây...
Chính quyền tỉnh Okayama và đảo Hokkaido cho biết sẽ tiến hành tiêu hủy toàn bộ 340.000 con gà tại hai trang trại nhiễm chủng virus cúm gia cầm độc lực cao nhằm ngăn ổ dịch lây lan.
Hà Lan đã tiến hành tiêu hủy khoảng 44.000 con gà tây tại một trang trại tại thị trấn Hedel ở miền Nam, sau khi phát hiện trường hợp nhiễm chủng virus cúm gia cầm có khả năng lây lan nhanh.
Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm...
Pháp đã phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao tại một trang trại ở vùng Gironde sau khi chủ trang trại mua phải các con vịt bị nhiễm cúm tại một trại chăn nuôi ở phía Đông thủ đô Paris.