Sau bài báo “Vụ án cướp tài sản ở Điện Biên đã bị hình sự hóa?" phóng viên VietnamPlus đã có buổi làm việc với ông Vi Hoàng Hải, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân, bà Nguyễn Thị Thu Hường, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa, Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên và luật sư Nguyễn Thị Minh Châu thuộc Văn phòng Luật sư Bảo Châu và Cộng sự.
Ông Vi Hoàng Hải, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Điện Biên, cơ quan giữ quyền công tố cho biết có sai sót trong quá trình điều tra, tố tụng... nhưng không nghiêm trọng.
Những sai sót cụ thể được ông Hải liệt kê gồm không thu giữ chiếc mũ bảo hiểm (vật chứng quan trọng, quyết định việc cáo buộc hành vi cướp tài sản có sử dụng hung khí nguy hiểm để định tội danh, khung hình phạt đối với bị cáo Trần Thị Nguyệt), không khám nghiệm hiện trường vụ án...
Những sai sót này được ông Hải khẳng định là không nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến vụ án cũng như cáo buộc tội danh đối với bị cáo Trần Thị Nguyệt. Theo ông Hải, việc không thu giữ chiếc mũ bảo hiểm, không khám nghiệm hiện trường vụ án là vì thấy không cần thiết bởi lời khai của bị hại, của nhân chứng cũng đã đủ để khẳng định tội danh cướp tài sản có sử dụng hung khí của Nguyệt. Nếu khám nghiệm chắc cũng không thu được dấu vết gì từ hiện trường nên không tiến hành khám. Ngoài ra, theo luật định thì có nhiều vật chứng không cần phải thu giữ như đó là các vật dễ hư hỏng...
Bên cạnh đó, ông Hải cũng cho rằng việc bị hại Ly A Ly, Ly A Chía thay đổi hoàn toàn lời khai và một mực khẳng định “mình không phải là bị hại còn Nguyệt không phải cướp tài sản mà chỉ giữ xe trong một quan hệ dân sự mà thôi” không thể làm thay đổi cáo buộc tội danh theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Điện Biên.
Theo ông Hải, căn cứ xác thực nhất vẫn là lời khai ban đầu của Ly và Chía cùng lời khai các nhân chứng. Lời khai sau đó của Ly và Chía thay đổi là không khách quan. Tuy nhiên, ông Hải không giải thích vì sao lời khai sau của Ly và Chía là không khách quan.
Ông Hải còn cho biết, quá trình cơ quan tố tụng làm việc với bị hại Ly A Ly và Ly A Chía là rất khó khăn. Mời làm việc hai người không đến. Vì họ là bị hại nên họ không đến cơ quan điều tra, tố tụng không thể dùng quyền áp tải...
Về việc bị hại Ly A Ly, Ly A Chía tố cáo cơ quan điều tra đọc cho viết tờ trình làm thay đổi nội dung vụ việc, ông Hải cho rằng tố cáo này là không chính xác, tuy nhiên ông cũng không giải thích căn cứ vì sao mà ông khẳng định vậy.
Riêng chuyện, Ly và Chía tố cáo một số điều tra viên vi phạm trong quá trình điều tra, ông Hải cho biết quá trình điều tra này độc lập nên ông không thể đánh giá và đó là trách nhiệm của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, ông cũng đã tiết lộ (dù không nêu danh tính) rằng cán bộ cơ quan điều tra có dấu hiệu không tốt đã được chuyển đi làm việc khác.
Trước câu hỏi liệu Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Điện Biên có bổ sung thêm chứng cứ khi dư luận có nhiều ý kiến về việc hồ sơ vụ án chưa đủ sức để buộc tội bị cáo Nguyệt với tội danh “cướp tài sản có sử dụng hung khí,” ông Hải khẳng định không cần bổ sung chứng cứ vẫn đủ sức buộc tội...
Ông Hải còn cho biết thêm Viện kiểm sát Nhân dân Điện Biên sẽ không bổ sung thêm gì trong hồ sơ vụ án và vẫn giữ nguyên quan điểm đã truy tố. Bên cạnh đó, nếu bây giờ có bổ sung cũng không chính xác bởi từ lúc vụ án xảy ra đến giờ đã quá lâu.
Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thị Thu Hường, Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên cho biết việc thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiện trường là cực kỳ quan trọng bởi từ đây mới có thể làm rõ được bản chất của vụ việc. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra việc này không được tiến hành.
Hiện nay, việc bị hại thay đổi lời khai, cũng như các chứng cứ trong hồ sơ chưa đủ nên Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên thấy chưa đủ căn cứ kết tội bị cáo Nguyệt “cướp tài sản có sử dụng hung khí.” Vì vậy, ngày 12/11/2010, Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên ra quyết định yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Điện Biên điều tra bổ sung để làm rõ hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực của bị cáo Trần Thị Nguyệt đối với Ly A Ly và Ly A Chía, bà Hường nói.
Trong khi đó, theo luật sư Nguyễn Thị Minh Châu, Văn phòng Luật sư Bảo Châu và Cộng sự, đã có vi phạm nghiêm trọng trong điều tra, tố tụng. Bị cáo Nguyệt bị truy tố về tội “Cướp tài sản có sử dụng hung khí” theo Điểm d, Khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự. Hành vi cáo buộc bị cáo Nguyệt là dùng búa đập vào đầu Ly A Ly làm trầy xước chiếc mũ hiểm Ly đang đội trên đầu. Do đó, chiếc mũ bảo hiểm là vật chứng quan trọng của vụ án để xác định tính nguy hiểm của trong hành vi của Nguyệt nếu có.
Thế nhưng quá trình điều tra, cơ quan điều tra chỉ cho chụp ảnh mà không thu giữ chiếc mũ. Về mặt chứng cứ thì bức ảnh không hoàn toàn là vật chứng. Nó không phản ánh hết được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi sử dụng chiếc búa với chiếc mũ bảo hiểm. Câu hỏi đặt ra là tại sao cơ quan điều tra lại không thu giữ chiếc mũ khi việc thu giữ này không có gì khó khăn?
Trong việc thu giữ hai chiếc búa, cơ quan điều tra cũng không xác định được chiếc búa nào bị coi là phương tiện dùng để phạm tội. Trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải chứng minh chiếc búa nào bị coi là hung khí phạm tội của Nguyệt cũng đã không được tiến hành, bà Châu nói.
Trong vụ án này, bị hại Chía và Ly có nhiều lời khai với nội dung khác nhau. Vì vậy, nói lời khai ban đầu của họ là khách quan như đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân huyện là hoàn toàn không có cơ sở vì không có các chứng cứ khác để so sánh, đánh giá.
Theo bà Châu, ý kiến cho rằng không cần thực nghiệm điều tra hay khám nghiệm hiện trường là hết sức chủ quan. Vì vậy, việc nói những vi phạm trên chỉ là “sai sót nhỏ” không làm ảnh hưởng đến việc kết tội bị cáo chỉ nhằm che đậy sự vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng Hình sự quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm của Cơ quan điều tra và Viện kiển sát Nhân dân mà thôi.
"Với chứng cứ và hồ sơ trong vụ án này cũng như quá trình điều tra truy tố, xét xử công khai tại phiên tòa, tôi thấy đã có đủ căn cứ để kết luận Trần Thị Nguyệt không phạm tội 'Cướp tài sản' như Viện Kiểm sát nhân dân huyện Điện Biên đã truy tố," bà nói./.
Ông Vi Hoàng Hải, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Điện Biên, cơ quan giữ quyền công tố cho biết có sai sót trong quá trình điều tra, tố tụng... nhưng không nghiêm trọng.
Những sai sót cụ thể được ông Hải liệt kê gồm không thu giữ chiếc mũ bảo hiểm (vật chứng quan trọng, quyết định việc cáo buộc hành vi cướp tài sản có sử dụng hung khí nguy hiểm để định tội danh, khung hình phạt đối với bị cáo Trần Thị Nguyệt), không khám nghiệm hiện trường vụ án...
Những sai sót này được ông Hải khẳng định là không nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến vụ án cũng như cáo buộc tội danh đối với bị cáo Trần Thị Nguyệt. Theo ông Hải, việc không thu giữ chiếc mũ bảo hiểm, không khám nghiệm hiện trường vụ án là vì thấy không cần thiết bởi lời khai của bị hại, của nhân chứng cũng đã đủ để khẳng định tội danh cướp tài sản có sử dụng hung khí của Nguyệt. Nếu khám nghiệm chắc cũng không thu được dấu vết gì từ hiện trường nên không tiến hành khám. Ngoài ra, theo luật định thì có nhiều vật chứng không cần phải thu giữ như đó là các vật dễ hư hỏng...
Bên cạnh đó, ông Hải cũng cho rằng việc bị hại Ly A Ly, Ly A Chía thay đổi hoàn toàn lời khai và một mực khẳng định “mình không phải là bị hại còn Nguyệt không phải cướp tài sản mà chỉ giữ xe trong một quan hệ dân sự mà thôi” không thể làm thay đổi cáo buộc tội danh theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Điện Biên.
Theo ông Hải, căn cứ xác thực nhất vẫn là lời khai ban đầu của Ly và Chía cùng lời khai các nhân chứng. Lời khai sau đó của Ly và Chía thay đổi là không khách quan. Tuy nhiên, ông Hải không giải thích vì sao lời khai sau của Ly và Chía là không khách quan.
Ông Hải còn cho biết, quá trình cơ quan tố tụng làm việc với bị hại Ly A Ly và Ly A Chía là rất khó khăn. Mời làm việc hai người không đến. Vì họ là bị hại nên họ không đến cơ quan điều tra, tố tụng không thể dùng quyền áp tải...
Về việc bị hại Ly A Ly, Ly A Chía tố cáo cơ quan điều tra đọc cho viết tờ trình làm thay đổi nội dung vụ việc, ông Hải cho rằng tố cáo này là không chính xác, tuy nhiên ông cũng không giải thích căn cứ vì sao mà ông khẳng định vậy.
Riêng chuyện, Ly và Chía tố cáo một số điều tra viên vi phạm trong quá trình điều tra, ông Hải cho biết quá trình điều tra này độc lập nên ông không thể đánh giá và đó là trách nhiệm của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, ông cũng đã tiết lộ (dù không nêu danh tính) rằng cán bộ cơ quan điều tra có dấu hiệu không tốt đã được chuyển đi làm việc khác.
Trước câu hỏi liệu Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Điện Biên có bổ sung thêm chứng cứ khi dư luận có nhiều ý kiến về việc hồ sơ vụ án chưa đủ sức để buộc tội bị cáo Nguyệt với tội danh “cướp tài sản có sử dụng hung khí,” ông Hải khẳng định không cần bổ sung chứng cứ vẫn đủ sức buộc tội...
Ông Hải còn cho biết thêm Viện kiểm sát Nhân dân Điện Biên sẽ không bổ sung thêm gì trong hồ sơ vụ án và vẫn giữ nguyên quan điểm đã truy tố. Bên cạnh đó, nếu bây giờ có bổ sung cũng không chính xác bởi từ lúc vụ án xảy ra đến giờ đã quá lâu.
Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thị Thu Hường, Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên cho biết việc thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiện trường là cực kỳ quan trọng bởi từ đây mới có thể làm rõ được bản chất của vụ việc. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra việc này không được tiến hành.
Hiện nay, việc bị hại thay đổi lời khai, cũng như các chứng cứ trong hồ sơ chưa đủ nên Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên thấy chưa đủ căn cứ kết tội bị cáo Nguyệt “cướp tài sản có sử dụng hung khí.” Vì vậy, ngày 12/11/2010, Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên ra quyết định yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Điện Biên điều tra bổ sung để làm rõ hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực của bị cáo Trần Thị Nguyệt đối với Ly A Ly và Ly A Chía, bà Hường nói.
Trong khi đó, theo luật sư Nguyễn Thị Minh Châu, Văn phòng Luật sư Bảo Châu và Cộng sự, đã có vi phạm nghiêm trọng trong điều tra, tố tụng. Bị cáo Nguyệt bị truy tố về tội “Cướp tài sản có sử dụng hung khí” theo Điểm d, Khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự. Hành vi cáo buộc bị cáo Nguyệt là dùng búa đập vào đầu Ly A Ly làm trầy xước chiếc mũ hiểm Ly đang đội trên đầu. Do đó, chiếc mũ bảo hiểm là vật chứng quan trọng của vụ án để xác định tính nguy hiểm của trong hành vi của Nguyệt nếu có.
Thế nhưng quá trình điều tra, cơ quan điều tra chỉ cho chụp ảnh mà không thu giữ chiếc mũ. Về mặt chứng cứ thì bức ảnh không hoàn toàn là vật chứng. Nó không phản ánh hết được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi sử dụng chiếc búa với chiếc mũ bảo hiểm. Câu hỏi đặt ra là tại sao cơ quan điều tra lại không thu giữ chiếc mũ khi việc thu giữ này không có gì khó khăn?
Trong việc thu giữ hai chiếc búa, cơ quan điều tra cũng không xác định được chiếc búa nào bị coi là phương tiện dùng để phạm tội. Trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải chứng minh chiếc búa nào bị coi là hung khí phạm tội của Nguyệt cũng đã không được tiến hành, bà Châu nói.
Trong vụ án này, bị hại Chía và Ly có nhiều lời khai với nội dung khác nhau. Vì vậy, nói lời khai ban đầu của họ là khách quan như đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân huyện là hoàn toàn không có cơ sở vì không có các chứng cứ khác để so sánh, đánh giá.
Theo bà Châu, ý kiến cho rằng không cần thực nghiệm điều tra hay khám nghiệm hiện trường là hết sức chủ quan. Vì vậy, việc nói những vi phạm trên chỉ là “sai sót nhỏ” không làm ảnh hưởng đến việc kết tội bị cáo chỉ nhằm che đậy sự vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng Hình sự quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm của Cơ quan điều tra và Viện kiển sát Nhân dân mà thôi.
"Với chứng cứ và hồ sơ trong vụ án này cũng như quá trình điều tra truy tố, xét xử công khai tại phiên tòa, tôi thấy đã có đủ căn cứ để kết luận Trần Thị Nguyệt không phạm tội 'Cướp tài sản' như Viện Kiểm sát nhân dân huyện Điện Biên đã truy tố," bà nói./.
Mạnh Thành (Vietnam+)