Chiều 18/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận vào một số vấn đề như phạm vi điều chỉnh, mức phạt tiền, vấn đề không quy định đưa đối tượng là người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh, việc chuyển giao công tác xử lý vi phạm hành chính từ cơ quan chính quyền sang tòa án…
Các đại biểu Quốc hội tán thành với việc ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, khắc phục những bất cập, tồn tại trong thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong tình hình hiện nay.
Các đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội), Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, dự thảo luật quy định tăng mức phạt vi phạm hành chính tối thiểu lên 5 lần và mức tối đa tăng lên 4 lần so với hiện nay nhằm nâng cao tính răn đe là cần thiết. Tuy nhiên, cùng với việc nâng mức phạt cần có biện pháp khác kèm theo, nhất là công tác giáo dục nâng cao ý thức người dân.
Đại biểu Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa) lại cho rằng, nâng mức phạt chưa hẳn là giải pháp tốt, mà cùng với đó phải có những giải pháp đồng bộ cùng với làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý hành chính…
Đề cập đến tính khả thi của các hình thức xử phạt, nhiều đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu đưa ra mức xử phạt phù hợp với thực tế, làm rõ cơ sở và tính khả thi của việc nâng mức phạt vi phạm hành chính vì mức phạt trong dự thảo Luật quá cao so với thu nhập của người dân; mức phạt tối đa lên đến 2 tỷ đồng là thiếu tính khả thi, có thể sẽ tạo điều kiện cho tiêu cực xảy ra.
Tuy nhiên, một số đại biểu khác cho rằng mức phạt như trong quy định là phù hợp, nếu phạt ở mức thấp sẽ không đủ sức răn đe. Đặng Thuần Phong (Bến Tre) đồng tình với phương án giao Chính phủ quy định mức phạt tiền cao hơn không quá 2 lần và đề nghị thực hiện thí điểm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với các hình thức xử phạt, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo đảm tính khả thi của quy định xử phạt bằng hình thức lao động, quy định bắt buộc khám, chữa bệnh đối với người vi phạm. Đại biểu Vũ Đình Thực (Quảng Ninh) đề nghị làm rõ cơ quan nào sẽ tổ chức và quản lý người vi phạm thực thi việc lao động, khám chữa bệnh.
Một số đại biểu đề nghị nên tách việc xử lý và xử phạt các vi phạm hành chính thành hai luật riêng để tránh trùng lắp và bảo đảm tính khả thi cao. Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam), Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) đề nghị nên tách thành hai Luật bởi việc xử lý và xử phạt là hai lĩnh vực khác nhau với hình thức ứng xử khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, nếu tách thành hai Luật sẽ cần thêm thời gian nghiên cứu, soạn thảo trong khi việc ban hành luật về vấn đề này là rất cần thiết. Các đại biểu Giàng Thị Bình (Lào Cai), Vũ Chí Thực (Quảng Ninh) cho rằng, việc xử phạt vi phạm hành chính đã bao hàm cả hai lĩnh vực xử lý và xử phạt. Do vậy, việc điều chỉnh hai lĩnh vực xử lý và xử phạt vi phạm hành chính trong một luật là hợp lý.
Đối với quy định chuyển giao công tác xử lý vi phạm hành chính từ cơ quan chính quyền sang tòa án, nhiều đại biểu cho rằng điều này phù hợp với các quy định của pháp luật, nhưng chưa thể áp dụng trong điều kiện hiện nay. Đại biểu Nguyễn Minh Kha (Cần Thơ) cho rằng, việc chuyển công tác xử lý vi phạm hành chính sang tòa án là quá sớm và gây quá tải đối với tòa án. Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Phạm Minh Tân (Đắk Lắk) cho rằng, trong điều kiện hiện nay, nếu giao cho tòa án xử lý vi phạm hành chính sẽ gây áp lực rất lớn đối với người bị xử lý vì xã hội hiện nay vẫn quan niệm những người bị tòa án xử phạt đồng nghĩa với tội phạm.
Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) và một số đại biểu đồng ý với dự thảo Luật không quy định đưa đối tượng là người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh, nếu họ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và đề nghị, nếu quy định thêm biện pháp phạt bổ sung là buộc người bán dâm phải chữa bệnh thì phải dự toán nguồn kinh phí để chữa trị cho họ.
Đại biểu Trần Đình Nhã (Thừa Thiên-Huế) cho rằng cần xác định rõ bán dâm có là hành vi vi phạm pháp luật không, cần có biện pháp quản lý phù hợp và cần thống nhất quan điểm về vấn đề này bởi quy định như trong Luật là chưa rõ ràng…/.
Các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận vào một số vấn đề như phạm vi điều chỉnh, mức phạt tiền, vấn đề không quy định đưa đối tượng là người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh, việc chuyển giao công tác xử lý vi phạm hành chính từ cơ quan chính quyền sang tòa án…
Các đại biểu Quốc hội tán thành với việc ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, khắc phục những bất cập, tồn tại trong thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong tình hình hiện nay.
Các đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội), Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, dự thảo luật quy định tăng mức phạt vi phạm hành chính tối thiểu lên 5 lần và mức tối đa tăng lên 4 lần so với hiện nay nhằm nâng cao tính răn đe là cần thiết. Tuy nhiên, cùng với việc nâng mức phạt cần có biện pháp khác kèm theo, nhất là công tác giáo dục nâng cao ý thức người dân.
Đại biểu Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa) lại cho rằng, nâng mức phạt chưa hẳn là giải pháp tốt, mà cùng với đó phải có những giải pháp đồng bộ cùng với làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý hành chính…
Đề cập đến tính khả thi của các hình thức xử phạt, nhiều đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu đưa ra mức xử phạt phù hợp với thực tế, làm rõ cơ sở và tính khả thi của việc nâng mức phạt vi phạm hành chính vì mức phạt trong dự thảo Luật quá cao so với thu nhập của người dân; mức phạt tối đa lên đến 2 tỷ đồng là thiếu tính khả thi, có thể sẽ tạo điều kiện cho tiêu cực xảy ra.
Tuy nhiên, một số đại biểu khác cho rằng mức phạt như trong quy định là phù hợp, nếu phạt ở mức thấp sẽ không đủ sức răn đe. Đặng Thuần Phong (Bến Tre) đồng tình với phương án giao Chính phủ quy định mức phạt tiền cao hơn không quá 2 lần và đề nghị thực hiện thí điểm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với các hình thức xử phạt, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo đảm tính khả thi của quy định xử phạt bằng hình thức lao động, quy định bắt buộc khám, chữa bệnh đối với người vi phạm. Đại biểu Vũ Đình Thực (Quảng Ninh) đề nghị làm rõ cơ quan nào sẽ tổ chức và quản lý người vi phạm thực thi việc lao động, khám chữa bệnh.
Một số đại biểu đề nghị nên tách việc xử lý và xử phạt các vi phạm hành chính thành hai luật riêng để tránh trùng lắp và bảo đảm tính khả thi cao. Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam), Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) đề nghị nên tách thành hai Luật bởi việc xử lý và xử phạt là hai lĩnh vực khác nhau với hình thức ứng xử khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, nếu tách thành hai Luật sẽ cần thêm thời gian nghiên cứu, soạn thảo trong khi việc ban hành luật về vấn đề này là rất cần thiết. Các đại biểu Giàng Thị Bình (Lào Cai), Vũ Chí Thực (Quảng Ninh) cho rằng, việc xử phạt vi phạm hành chính đã bao hàm cả hai lĩnh vực xử lý và xử phạt. Do vậy, việc điều chỉnh hai lĩnh vực xử lý và xử phạt vi phạm hành chính trong một luật là hợp lý.
Đối với quy định chuyển giao công tác xử lý vi phạm hành chính từ cơ quan chính quyền sang tòa án, nhiều đại biểu cho rằng điều này phù hợp với các quy định của pháp luật, nhưng chưa thể áp dụng trong điều kiện hiện nay. Đại biểu Nguyễn Minh Kha (Cần Thơ) cho rằng, việc chuyển công tác xử lý vi phạm hành chính sang tòa án là quá sớm và gây quá tải đối với tòa án. Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Phạm Minh Tân (Đắk Lắk) cho rằng, trong điều kiện hiện nay, nếu giao cho tòa án xử lý vi phạm hành chính sẽ gây áp lực rất lớn đối với người bị xử lý vì xã hội hiện nay vẫn quan niệm những người bị tòa án xử phạt đồng nghĩa với tội phạm.
Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) và một số đại biểu đồng ý với dự thảo Luật không quy định đưa đối tượng là người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh, nếu họ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và đề nghị, nếu quy định thêm biện pháp phạt bổ sung là buộc người bán dâm phải chữa bệnh thì phải dự toán nguồn kinh phí để chữa trị cho họ.
Đại biểu Trần Đình Nhã (Thừa Thiên-Huế) cho rằng cần xác định rõ bán dâm có là hành vi vi phạm pháp luật không, cần có biện pháp quản lý phù hợp và cần thống nhất quan điểm về vấn đề này bởi quy định như trong Luật là chưa rõ ràng…/.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)