Năm 2011 là một năm thành công đối với Công ty Thương mại và dịch vụ DCC-nhà phân phối độc quyền và cung cấp dịch vụ chính thức máy xây dựng mang thương hiệu Doosan tại Việt Nam. Doanh số bán hàng của DCC vẫn duy trì mức tăng trưởng 7% trong bối cảnh thị trường máy xúc đang chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới và việc cắt giảm đầu tư trong lĩnh vực xây dựng.
Không dừng lại ở con số này, DCC đang phấn đấu tăng doanh số lên 20% trở lên trong năm 2012 với các sản phẩm máy xúc công xuất lớn của Doosan. Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Toàn Thắng - Tổng giám đốc DCC về vấn đề này.
- 20% là một mục tiêu khó thực hiện trong bối cảnh thị trường xây dựng Việt Nam đang tiếp tục trầm lắng như hiện nay, thưa ông?
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Kế hoạch đặt ra cho năm 2012 của chúng tôi hoàn toàn có cơ sở. Với sự cố gắng của bản thân DCC và sự hỗ trợ chuyên nghiệp của Doosan, gần 2 năm vừa qua chúng tôi đã tạo được định hướng cho phân khúc máy xây dựng mới.
Từ tháng 8 năm 2009, khi DCC trở thành nhà phân phối chính thức của Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Infracore cho các sản phẩm máy xúc mang nhãn hiệu Doosan. Đến tháng 1 năm 2010, chúng tôi chính thức làm đại lý phân phối độc quyền, thị trường phân phối các thiết bị xây dựng như máy xúc đào bánh lốp, bánh xích, máy xúc lật mang thương hiệu số 1 của Hàn Quốc này và đã có những chuyển biến ấn tượng.
Cụ thể, ngay trong năm đầu tiên với tư cách là đại lý phân phối độc quyền, công ty DCC đã đạt mức tăng trưởng bán hàng cao gấp 3 lần so với trước đó, trở thành Nhà phân phối máy xúc hiệu quả nhất khu vực châu Á của Doosan. Con số này càng trở nên ý nghĩa hơn, trong bối cảnh phân khúc máy mới chỉ chiếm chưa đến 10% thị phần máy xây dựng tại Việt Nam.
Này nhé, trước đây trên 90% thị phần máy xây dựng thuộc về các loại thiết bị đã qua sử dụng, còn lại là các thương hiệu lớn của Nhật chiếm ưu thế, đặc biệt với các dòng máy xúc cỡ lớn. Tuy nhiên, qua 2 năm phát triển thị trường của DCC, cho đến nay, thương hiệu Doosan đã chiếm trên 10% các thiết bị máy xây dựng được bán ra trên thị trường. Khách hàng đã có những thay đổi trong lựa chọn đầu tư, hướng đến những sản phẩm mới của Doosan từ những hiệu quả nổi trội từ hiệu năng và dịch vụ sau bán hàng 3S do DCC triển khai.
Một điểm nữa khiến chúng tôi tự tin vào kế hoạch tăng doanh số của DCC trong năm 2012, đó là sau 2 năm đưa thương hiệu Doosan vào thị trường Việt Nam, đến nay bạn hàng thân quen của DCC đang ngày càng tăng, với số khách hàng quay lại mua máy xúc Doosan đang chiếm 1/4 tổng số khách hàng. Nghĩa là cứ 4 khách hàng mua máy xúc lại có 1 khách hàng quay lại mua thêm máy.
Mới đây nhất, chúng tôi đã thực hiện đơn hàng 14 chiếc máy xúc đào bánh lốp đầu tiên trong tổng số 26 chiếc bàn giao đến hết tháng 1 năm 2012 cho Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Quốc phòng. Đây là kết quả đầu tiên trong định hướng kinh doanh của DCC năm 2012, phát triển dòng máy có công suất lớn và tập trung vào các dự án lớn để tăng mạnh về doanh số, đồng thời nâng cao vị thế máy xúc Doosan trên thị trường máy xây dựng Việt Nam.
- Vậy, ông đánh giá gì về xu hướng thị trường máy xây dựng Việt Nam trong năm 2012?
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của việc suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như việc cắt giảm vốn ngân sách nhà nước, song thị trường máy xây dựng Việt Nam vẫn hứa hẹn tốc độ phát triển ấn tượng, đặc biệt từ với các thị trường ngách như mỏ, khai khoáng, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng.
Đứng trước những khó khăn, bài toán về hiệu quả đầu tư thiết bị máy xây dựng càng được quan tâm nhiều hơn. Từ những tính toán đó, đang xuất hiện một xu hướng đầu tư mới các máy xây dựng, thay vì mua thiết bị đã qua sử dụng. Khách hàng đã có những thay đổi trong lựa chọn đầu tư, hướng đến những sản phẩm mới của Doosan từ những hiệu quả nổi trội từ hiệu năng và dịch vụ sau bán hàng.
Từ những tính toán này, chúng tôi đặt ra chỉ tiêu DCC sẽ tăng doanh số bán trong năm tới từ 20-30% và sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện được chỉ tiêu này. Chúng tôi đã triển khai các biện pháp nhằm phát triển mạnh ở 2 hướng, thứ nhất là chú trọng bán hàng mảng máy xây dựng có công suất lớn, vốn là thị phần chiếm ưu thế trước đây của các máy Nhật, thứ hai là tập trung vào các dự án lớn để tăng mạnh về doanh số đồng thời nâng cao vị thế máy xúc Doosan trên thị trường máy xây dựng Việt Nam.
- Cùng với thành công bước đầu trong việc phân phối các sản phẩm máy xúc, DCC có kế hoạch gì trong việc mở rộng phân phối trong phân khúc máy xây dựng tại Việt Nam trong thời gian tới hay không?
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Thành công từ việc giành thị phần của các dòng máy xây dựng công xuất trung bình và công xuất lớn trong 2 năm vừa qua đang tạo thuận lợi để chúng tôi tiếp tục lên kế hoạch thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phân phối máy xúc Doosan công xuất lớn và cực lớn như S500 cho đến S700LCV dùng trong công nghiệp nặng và khai khoáng.
Tôi cho rằng, thời điểm này đã thuận lợi hơn nhiều bởi chúng tôi đã tạo dựng được nền tảng uy tín cho thương hiệu và bước đầu mở rộng các đối tượng khách hàng. Ngoài sản phẩm máy xúc Doosan, hiện nay DCC còn là nhà phân phối xe cẩu, xe bơm bê tông Dongyang (Hàn Quốc), máy phát điện và nhiều sản phẩm máy xây dựng khác của các hãng nổi tiếng trên thế giới như ô tô tải ben, ô tô tải thùng, đầu kéo, vận thăng…
Trong thời gian tới, DCC đang có kế hoạch xúc tiến thị trường máy xây dựng cao cấp của Đức và Mỹ. Tuy nhiên, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt với DCC là trở thành nhà phân phối hàng đầu, có uy tín và có tính cạnh tranh cao trên thị trường máy xây dựng, máy công trình tại Việt Nam với thương hiệu Doosan. Làm sao để xác lập và khẳng định được đẳng cấp của sản phẩm “Thiết bị xây dựng hiệu quả tối ưu nhất - Best effective Construction Equipment,” đưa Doosan trở thành 1 trong 2 thương hiệu mạnh nhất trên thị trường máy xây dựng, máy công trình tại Việt Nam.
- Xin cảm ơn ông!
Không dừng lại ở con số này, DCC đang phấn đấu tăng doanh số lên 20% trở lên trong năm 2012 với các sản phẩm máy xúc công xuất lớn của Doosan. Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Toàn Thắng - Tổng giám đốc DCC về vấn đề này.
- 20% là một mục tiêu khó thực hiện trong bối cảnh thị trường xây dựng Việt Nam đang tiếp tục trầm lắng như hiện nay, thưa ông?
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Kế hoạch đặt ra cho năm 2012 của chúng tôi hoàn toàn có cơ sở. Với sự cố gắng của bản thân DCC và sự hỗ trợ chuyên nghiệp của Doosan, gần 2 năm vừa qua chúng tôi đã tạo được định hướng cho phân khúc máy xây dựng mới.
Từ tháng 8 năm 2009, khi DCC trở thành nhà phân phối chính thức của Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Infracore cho các sản phẩm máy xúc mang nhãn hiệu Doosan. Đến tháng 1 năm 2010, chúng tôi chính thức làm đại lý phân phối độc quyền, thị trường phân phối các thiết bị xây dựng như máy xúc đào bánh lốp, bánh xích, máy xúc lật mang thương hiệu số 1 của Hàn Quốc này và đã có những chuyển biến ấn tượng.
Cụ thể, ngay trong năm đầu tiên với tư cách là đại lý phân phối độc quyền, công ty DCC đã đạt mức tăng trưởng bán hàng cao gấp 3 lần so với trước đó, trở thành Nhà phân phối máy xúc hiệu quả nhất khu vực châu Á của Doosan. Con số này càng trở nên ý nghĩa hơn, trong bối cảnh phân khúc máy mới chỉ chiếm chưa đến 10% thị phần máy xây dựng tại Việt Nam.
Này nhé, trước đây trên 90% thị phần máy xây dựng thuộc về các loại thiết bị đã qua sử dụng, còn lại là các thương hiệu lớn của Nhật chiếm ưu thế, đặc biệt với các dòng máy xúc cỡ lớn. Tuy nhiên, qua 2 năm phát triển thị trường của DCC, cho đến nay, thương hiệu Doosan đã chiếm trên 10% các thiết bị máy xây dựng được bán ra trên thị trường. Khách hàng đã có những thay đổi trong lựa chọn đầu tư, hướng đến những sản phẩm mới của Doosan từ những hiệu quả nổi trội từ hiệu năng và dịch vụ sau bán hàng 3S do DCC triển khai.
Một điểm nữa khiến chúng tôi tự tin vào kế hoạch tăng doanh số của DCC trong năm 2012, đó là sau 2 năm đưa thương hiệu Doosan vào thị trường Việt Nam, đến nay bạn hàng thân quen của DCC đang ngày càng tăng, với số khách hàng quay lại mua máy xúc Doosan đang chiếm 1/4 tổng số khách hàng. Nghĩa là cứ 4 khách hàng mua máy xúc lại có 1 khách hàng quay lại mua thêm máy.
Mới đây nhất, chúng tôi đã thực hiện đơn hàng 14 chiếc máy xúc đào bánh lốp đầu tiên trong tổng số 26 chiếc bàn giao đến hết tháng 1 năm 2012 cho Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Quốc phòng. Đây là kết quả đầu tiên trong định hướng kinh doanh của DCC năm 2012, phát triển dòng máy có công suất lớn và tập trung vào các dự án lớn để tăng mạnh về doanh số, đồng thời nâng cao vị thế máy xúc Doosan trên thị trường máy xây dựng Việt Nam.
- Vậy, ông đánh giá gì về xu hướng thị trường máy xây dựng Việt Nam trong năm 2012?
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của việc suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như việc cắt giảm vốn ngân sách nhà nước, song thị trường máy xây dựng Việt Nam vẫn hứa hẹn tốc độ phát triển ấn tượng, đặc biệt từ với các thị trường ngách như mỏ, khai khoáng, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng.
Đứng trước những khó khăn, bài toán về hiệu quả đầu tư thiết bị máy xây dựng càng được quan tâm nhiều hơn. Từ những tính toán đó, đang xuất hiện một xu hướng đầu tư mới các máy xây dựng, thay vì mua thiết bị đã qua sử dụng. Khách hàng đã có những thay đổi trong lựa chọn đầu tư, hướng đến những sản phẩm mới của Doosan từ những hiệu quả nổi trội từ hiệu năng và dịch vụ sau bán hàng.
Từ những tính toán này, chúng tôi đặt ra chỉ tiêu DCC sẽ tăng doanh số bán trong năm tới từ 20-30% và sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện được chỉ tiêu này. Chúng tôi đã triển khai các biện pháp nhằm phát triển mạnh ở 2 hướng, thứ nhất là chú trọng bán hàng mảng máy xây dựng có công suất lớn, vốn là thị phần chiếm ưu thế trước đây của các máy Nhật, thứ hai là tập trung vào các dự án lớn để tăng mạnh về doanh số đồng thời nâng cao vị thế máy xúc Doosan trên thị trường máy xây dựng Việt Nam.
- Cùng với thành công bước đầu trong việc phân phối các sản phẩm máy xúc, DCC có kế hoạch gì trong việc mở rộng phân phối trong phân khúc máy xây dựng tại Việt Nam trong thời gian tới hay không?
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Thành công từ việc giành thị phần của các dòng máy xây dựng công xuất trung bình và công xuất lớn trong 2 năm vừa qua đang tạo thuận lợi để chúng tôi tiếp tục lên kế hoạch thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phân phối máy xúc Doosan công xuất lớn và cực lớn như S500 cho đến S700LCV dùng trong công nghiệp nặng và khai khoáng.
Tôi cho rằng, thời điểm này đã thuận lợi hơn nhiều bởi chúng tôi đã tạo dựng được nền tảng uy tín cho thương hiệu và bước đầu mở rộng các đối tượng khách hàng. Ngoài sản phẩm máy xúc Doosan, hiện nay DCC còn là nhà phân phối xe cẩu, xe bơm bê tông Dongyang (Hàn Quốc), máy phát điện và nhiều sản phẩm máy xây dựng khác của các hãng nổi tiếng trên thế giới như ô tô tải ben, ô tô tải thùng, đầu kéo, vận thăng…
Trong thời gian tới, DCC đang có kế hoạch xúc tiến thị trường máy xây dựng cao cấp của Đức và Mỹ. Tuy nhiên, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt với DCC là trở thành nhà phân phối hàng đầu, có uy tín và có tính cạnh tranh cao trên thị trường máy xây dựng, máy công trình tại Việt Nam với thương hiệu Doosan. Làm sao để xác lập và khẳng định được đẳng cấp của sản phẩm “Thiết bị xây dựng hiệu quả tối ưu nhất - Best effective Construction Equipment,” đưa Doosan trở thành 1 trong 2 thương hiệu mạnh nhất trên thị trường máy xây dựng, máy công trình tại Việt Nam.
- Xin cảm ơn ông!
P.V (Vietnam+)