Mặc dù trận động đất xảy ra lúc 3 giờ sáng ngày 4/4 tại huyện Cilacap, tỉnh Trung Java, Indonesia có cường độ 7,1 độ Richter, song tới chiều cùng ngày không có thông tin về thiệt hại và người dân đã trở về nhà sau khi nhà chức trách rút bỏ lệnh cảnh báo sóng thần.
Trận động đất này xảy ra chỉ vài giờ sau trận động đất đêm 3/4 tại vùng biển cách phía Tây thủ đô Suva của đảo quốc Fiji 300km với cường độ 6,4 độ Richter.
Hai trận động đất liên tiếp trên xảy ra chưa đầy một tháng sau trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản khiến người dân hoang mang lo ngại nên đã xuất hiện tin đồn cho rằng Trái Đất sắp tới "ngày tận thế" và loài người đang bước vào thời kỳ bùng phát động đất toàn cầu.
Về vấn đề này, ngay trong ngày 4/4, nhà địa chất học Don Blackeman thuộc Cơ quan thăm dò địa chất Mỹ đã nêu rõ cho tới nay, những số liệu khoa học mà cơ quan này thu thập được chứng tỏ hai trận động đất mới xảy ra tại Fiji và Indonesia không có liên quan gì tới trận động đất tại Nhật Bản hồi tháng trước.
Ông giải thích rằng hai nước Fiji và Indonesia cùng nằm trong "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, là nơi thường xuyên hứng chịu các vụ động đất, trong đó nhiều trận có cường độ mạnh trên 6 độ Richter.
Trong thực tế, hiện tượng động đất mang tính chất ngẫu nhiên. Mặc dù hai trận động đất nói trên sau xảy ra liên tiếp, cách nhau có 6 giờ đồng hồ, và chỉ sau trận động đất ở Nhật Bản chưa đầy một tháng, nhưng không thể căn cứ vào khoảng thời gian đó mà đưa ra phán đoán về mức độ hoạt động của tình hình động đất trên toàn cầu.
Ông Blackeman cho biết thêm, xét theo chu kỳ dài 5 năm hoặc 10 năm thì trong thời gian gần đây, tần số xảy ra động đất xảy ra trên Trái Đất không gia tăng, vì thế không thể nói rằng Trái Đất đang bước vào thời kỳ "bùng nổ động đất" mang tính chất toàn cầu./.
Trận động đất này xảy ra chỉ vài giờ sau trận động đất đêm 3/4 tại vùng biển cách phía Tây thủ đô Suva của đảo quốc Fiji 300km với cường độ 6,4 độ Richter.
Hai trận động đất liên tiếp trên xảy ra chưa đầy một tháng sau trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản khiến người dân hoang mang lo ngại nên đã xuất hiện tin đồn cho rằng Trái Đất sắp tới "ngày tận thế" và loài người đang bước vào thời kỳ bùng phát động đất toàn cầu.
Về vấn đề này, ngay trong ngày 4/4, nhà địa chất học Don Blackeman thuộc Cơ quan thăm dò địa chất Mỹ đã nêu rõ cho tới nay, những số liệu khoa học mà cơ quan này thu thập được chứng tỏ hai trận động đất mới xảy ra tại Fiji và Indonesia không có liên quan gì tới trận động đất tại Nhật Bản hồi tháng trước.
Ông giải thích rằng hai nước Fiji và Indonesia cùng nằm trong "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, là nơi thường xuyên hứng chịu các vụ động đất, trong đó nhiều trận có cường độ mạnh trên 6 độ Richter.
Trong thực tế, hiện tượng động đất mang tính chất ngẫu nhiên. Mặc dù hai trận động đất nói trên sau xảy ra liên tiếp, cách nhau có 6 giờ đồng hồ, và chỉ sau trận động đất ở Nhật Bản chưa đầy một tháng, nhưng không thể căn cứ vào khoảng thời gian đó mà đưa ra phán đoán về mức độ hoạt động của tình hình động đất trên toàn cầu.
Ông Blackeman cho biết thêm, xét theo chu kỳ dài 5 năm hoặc 10 năm thì trong thời gian gần đây, tần số xảy ra động đất xảy ra trên Trái Đất không gia tăng, vì thế không thể nói rằng Trái Đất đang bước vào thời kỳ "bùng nổ động đất" mang tính chất toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)