Trong phiên giao dịch ngày 14/9 tại thị trường châu Á, đồng euro tiếp tục xuống giá so với hai đồng tiền nội tệ của Mỹ và Nhật Bản, sau khi hãng xếp hạng tín dụng Moody’s quyết định hạ mức đánh giá tín nhiệm của hai ngân hàng lớn nhất nước Pháp là Societe Generale và Credit Agricole.
Động thái này diễn ra ngay trước thềm cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo của Hy Lạp, Đức và Pháp, dự kiến sẽ diễn ra cuối ngày.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,3631 USD đổi 1 euro, giảm so với mức tương ứng 1,3682 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (13/9) tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng giảm giá so với đồng yen của Nhật Bản, từ mức 105,21 yen/euro xuống 104,82 yen/euro. Trong khi đó, tỷ giá giữa đồng USD và đồng yen hầu như không thay đổi so với phiên trước đó, đứng ở mức 76,86 yen/USD.
Moody’s vừa quyết định hạ một bậc xếp hạng tiền gửi và nợ dài hạn của Credit Agricole từ Aa1 xuống Aa2. Tương tự, tổ chức này cũng cắt giảm một bậc xếp hạng tiền gửi và nợ dài hạn của Societe Generale từ Aa2 xuống Aa3 với triển vọng tiêu cực.
Động thái này được thực hiện trong bối cảnh giá cổ phiếu của hai ngân hàng này liên tục đi xuống trong thời gian gần đây do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và thông tin này càng khiến giới đầu tư thờ ơ hơn với đồng euro.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý tới bài phát biểu mới đây của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại thành phố cảng Đại Liên (Trung Quốc), khi ông cho rằng sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu sẽ là một quá trình "dài" và "khó khăn," điều này cũng tác động xấu tới tâm lý ưa mạo hiểm của giới đầu tư.
Ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh rằng, Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc mở rộng đầu tư vào các khoản nợ công tại châu Âu. Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã có cuộc đàm phán với Italy nhằm đi tới thỏa thuận mua trái phiếu Chính phủ nước này và đầu tư vào một số công ty chiến lược.
Triển vọng đầu tư của Bắc Kinh vào Italy đến vào đúng thời điểm quan trọng đối với nước này, khi thị trường yêu cầu tăng lãi suất mua nợ công của Italy, dự kiến tăng tới mức 120% GDP trong năm nay, một tỷ lệ cao đứng thứ hai sau Hy Lạp trong Eurozone.
Trong khi đó, thị trường cũng đang hướng sự tập trung tới cuộc họp giữa Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, dự kiến sẽ diễn ra vào chiều ngày 14/9, để thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại châu Âu.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh doanh Shuichi Kanehira, thuộc Ngân hàng Mizuho Corporate cho rằng, việc giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến nợ công trong cùng một lúc là bất khả thi, đồng thời nhận định rằng, khả năng đồng euro tiếp tục giảm xuống dưới mức 100 yen/euro là hoàn toàn có thể xảy ra.
Cũng trong phiên giao dịch 14/9, đồng bạc xanh đều đi lên so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á như đồng won của Hàn Quốc, đồng Đài tệ của Đài Loan, rupiah của Indonesia và các đồng nội tệ của Phillippines, Thái Lan và Singapore./.
Động thái này diễn ra ngay trước thềm cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo của Hy Lạp, Đức và Pháp, dự kiến sẽ diễn ra cuối ngày.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,3631 USD đổi 1 euro, giảm so với mức tương ứng 1,3682 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (13/9) tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng giảm giá so với đồng yen của Nhật Bản, từ mức 105,21 yen/euro xuống 104,82 yen/euro. Trong khi đó, tỷ giá giữa đồng USD và đồng yen hầu như không thay đổi so với phiên trước đó, đứng ở mức 76,86 yen/USD.
Moody’s vừa quyết định hạ một bậc xếp hạng tiền gửi và nợ dài hạn của Credit Agricole từ Aa1 xuống Aa2. Tương tự, tổ chức này cũng cắt giảm một bậc xếp hạng tiền gửi và nợ dài hạn của Societe Generale từ Aa2 xuống Aa3 với triển vọng tiêu cực.
Động thái này được thực hiện trong bối cảnh giá cổ phiếu của hai ngân hàng này liên tục đi xuống trong thời gian gần đây do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và thông tin này càng khiến giới đầu tư thờ ơ hơn với đồng euro.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý tới bài phát biểu mới đây của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại thành phố cảng Đại Liên (Trung Quốc), khi ông cho rằng sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu sẽ là một quá trình "dài" và "khó khăn," điều này cũng tác động xấu tới tâm lý ưa mạo hiểm của giới đầu tư.
Ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh rằng, Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc mở rộng đầu tư vào các khoản nợ công tại châu Âu. Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã có cuộc đàm phán với Italy nhằm đi tới thỏa thuận mua trái phiếu Chính phủ nước này và đầu tư vào một số công ty chiến lược.
Triển vọng đầu tư của Bắc Kinh vào Italy đến vào đúng thời điểm quan trọng đối với nước này, khi thị trường yêu cầu tăng lãi suất mua nợ công của Italy, dự kiến tăng tới mức 120% GDP trong năm nay, một tỷ lệ cao đứng thứ hai sau Hy Lạp trong Eurozone.
Trong khi đó, thị trường cũng đang hướng sự tập trung tới cuộc họp giữa Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, dự kiến sẽ diễn ra vào chiều ngày 14/9, để thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại châu Âu.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh doanh Shuichi Kanehira, thuộc Ngân hàng Mizuho Corporate cho rằng, việc giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến nợ công trong cùng một lúc là bất khả thi, đồng thời nhận định rằng, khả năng đồng euro tiếp tục giảm xuống dưới mức 100 yen/euro là hoàn toàn có thể xảy ra.
Cũng trong phiên giao dịch 14/9, đồng bạc xanh đều đi lên so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á như đồng won của Hàn Quốc, đồng Đài tệ của Đài Loan, rupiah của Indonesia và các đồng nội tệ của Phillippines, Thái Lan và Singapore./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)