Trong phiên giao dịch ngày 25/10 tại thị trường châu Á, đồng euro quay đầu giảm giá so với đồng USD, khi giới đầu tư thận trọng theo dõi các dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang có những nỗ lực tiến bộ nhằm tăng cường quỹ cứu trợ tài chính của khối và xua tan dần “bóng đen” của cuộc khủng hoảng nợ.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,3911 USD đổi 1 euro, giảm so với mức tương ứng 1,3930 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (24/10) tại New York. Đồng tiền chung châu Âu cũng mất giá so với đồng yen của Nhật Bản khi giảm từ mức 105,97 yen/euro xuống còn 105,86 yen/euro.
[EU chưa tìm được giải pháp khủng hoảng nợ công]
Trong khi đó, mặc dù đồng nội tệ của Nhật Bản đã “hạ nhiệt” so với “đồng bạc xanh,” song vẫn được giao dịch ở mức cao 76,08 yen/USD, biến động không đáng kể so với mức 76,03 yen/USD của phiên hôm trước, sau khi tăng vọt lên mức cao kỷ lục kể từ Thế chiến thứ II là 75,78 yen/USD vào ngày 21/10 vừa qua.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Jun Azumi đã phát biểu với báo giới trong nước rằng Chính phủ Nhật Bản có thể tiến hành các biện pháp can thiệp kiên quyết nhằm chặn đà tăng giá quá nhanh của đồng nội tệ, đồng thời cho rằng nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là hoạt động đầu cơ, chứ không phản ánh đúng thực tế thị trường.
Giới lãnh đạo Eurozone đang nỗ lực tìm cách mở rộng Quỹ bình ổn tài chính châu Âu, hiện có giá trị 440 tỷ euro (610 tỷ USD), để chứng minh rằng khối này hoàn toàn có khả năng bảo vệ các quốc gia đang ngập trong nợ nần như Italy và Hy Lạp.Sau cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh EU vừa diễn ra ngày 23/10 tại Brussels, các nhà lãnh đạo EU đã đưa ra một kế hoạch bơm tiền vào các ngân hàng châu Âu dễ gặp rủi ro, đồng thời nhất trí thông qua gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp.
Các nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde, khẳng định rằng cuộc họp bàn cuối tuần trước về cuộc khủng hoảng nợ công, đã và đang đe dọa nền kinh tế thế giới, đã thu được những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn hy vọng rằng cuộc họp lần hai của Hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến diễn ra ngày 26/10 tới, sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực hơn.
Cũng trong phiên 25/10, đồng USD lại giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á, trong đó có đồng rupiah của Indonesia, đồng Đài tệ của Đài Loan, won của Hàn Quốc và baht của Thái Lan. Tuy nhiên, “đồng bạc xanh” lại tăng nhẹ so với đồng Đài tệ của Đài Loan./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,3911 USD đổi 1 euro, giảm so với mức tương ứng 1,3930 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (24/10) tại New York. Đồng tiền chung châu Âu cũng mất giá so với đồng yen của Nhật Bản khi giảm từ mức 105,97 yen/euro xuống còn 105,86 yen/euro.
[EU chưa tìm được giải pháp khủng hoảng nợ công]
Trong khi đó, mặc dù đồng nội tệ của Nhật Bản đã “hạ nhiệt” so với “đồng bạc xanh,” song vẫn được giao dịch ở mức cao 76,08 yen/USD, biến động không đáng kể so với mức 76,03 yen/USD của phiên hôm trước, sau khi tăng vọt lên mức cao kỷ lục kể từ Thế chiến thứ II là 75,78 yen/USD vào ngày 21/10 vừa qua.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Jun Azumi đã phát biểu với báo giới trong nước rằng Chính phủ Nhật Bản có thể tiến hành các biện pháp can thiệp kiên quyết nhằm chặn đà tăng giá quá nhanh của đồng nội tệ, đồng thời cho rằng nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là hoạt động đầu cơ, chứ không phản ánh đúng thực tế thị trường.
Giới lãnh đạo Eurozone đang nỗ lực tìm cách mở rộng Quỹ bình ổn tài chính châu Âu, hiện có giá trị 440 tỷ euro (610 tỷ USD), để chứng minh rằng khối này hoàn toàn có khả năng bảo vệ các quốc gia đang ngập trong nợ nần như Italy và Hy Lạp.Sau cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh EU vừa diễn ra ngày 23/10 tại Brussels, các nhà lãnh đạo EU đã đưa ra một kế hoạch bơm tiền vào các ngân hàng châu Âu dễ gặp rủi ro, đồng thời nhất trí thông qua gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp.
Các nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde, khẳng định rằng cuộc họp bàn cuối tuần trước về cuộc khủng hoảng nợ công, đã và đang đe dọa nền kinh tế thế giới, đã thu được những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn hy vọng rằng cuộc họp lần hai của Hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến diễn ra ngày 26/10 tới, sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực hơn.
Cũng trong phiên 25/10, đồng USD lại giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á, trong đó có đồng rupiah của Indonesia, đồng Đài tệ của Đài Loan, won của Hàn Quốc và baht của Thái Lan. Tuy nhiên, “đồng bạc xanh” lại tăng nhẹ so với đồng Đài tệ của Đài Loan./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)