Để củng cố nhận định trên, các nhà phân tích EIU lập luận rằng, thứ nhất cácnền tảng kinh tế cơ bản của châu Á vẫn khá tốt.
Các khoản nợ (cả nợ công và nợtư nhân) tại khu vực này vẫn ở mức thấp và hệ thống ngân hàng của hầu hết cáccác nước châu Á không dễ bị tác động bởi các khoản nợ dưới chuẩn của Mỹ hay nợcông từ các nền kinh tế ngoại biên của khu vực đồng euro.
Thứ hai, sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách động lực độc lập là một nhântố quan trọng kích thích tăng trưởng của khu vực. Mặc dù Mỹ vẫn là đối tácthương mại hàng đầu của châu Á, nhưng Trung Quốc đã dần thế chỗ Mỹ trong quan hệgiao thương với một số nước như Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan.
Hơn nữa, việc tăng lương tại Trung Quốc đang khiến các công ty nước ngoàichuyển hướng đầu tư sang các nước lân cận có chi phí sản xuất thấp hơn, và điềunày mang lại cơ hội tăng trưởng cho khu vực.
Bên cạnh các nhận định tích cực, các nhà kinh tế cũng cảnh báo một số khókhăn đối với tăng trưởng của châu Á như giá lương thực và năng lượng tăng cao(chiếm khoảng 30-40% chi phí tiêu dùng); việc hoạch định chính sách để giải bàitoán cân bằng giữa tăng trưởng và kìm chế lạm phát.../.