Các bộ trưởng ngư nghiệp châu Âu vừa nhất trí về một thỏa thuận nhằm bảo vệ các đại dương khỏi tình trạng đánh bắt cá quá mức, song vẫn chưa đủ để thỏa mãn kỳ vọng của các nhà hoạt động môi trường.
Cụ thể, các bộ trưởng thống nhất rằng Liên minh châu Âu (EU) cần giải quyết các vấn đề sụt giảm tôm cá trên các đại dương bằng cách ngăn chặn tình trạng đánh bắt hải sản quá mức vào năm 2015 và chậm nhất vào năm 2020.
Bên cạnh đó, thỏa thuận cải cách Chính sách Ngư trường chung vào năm 2014 cũng hướng tới việc cấm thải loại cá chết ra môi trường biển trong quá trình đánh bắt sau năm 2019.
Theo các nhà khoa học, khu vực Địa Trung Hải đang diễn ra tình trạng đánh bắt cá quá mức, đồng nghĩa với việc tài nguyên cá chưa kịp tái tạo đủ nhanh, cho dù tình trạng này đã được cải thiện tại khu vực Đại Tây Dương.
Các nhà hoạt động môi trường châu Âu cho rằng thỏa thuận mà EU đạt được vừa qua là quá trễ. Quỹ Bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WWF) kêu gọi các chính phủ châu Âu tiếp tục duy trì phát triển ngư nghiệp bền vững.
Trong khi đó, nhóm bảo vệ môi trường Oceana cho rằng các bộ trưởng ngư nghiệp EU không đặt ra vấn đề về sự cấp bách phải thay đổi quản lý hoạt động ngư nghiệp, mà họ chỉ thừa nhận họ chưa sẵn sàng cho kế hoạch này.
Theo các nhóm bảo vệ môi trường, EU lãng phí khoảng 1,3 triệu tấn cá/năm và hoạt động thải loại cá chết trực tiếp trên biển cần phải được cấm ngay lập tức.
Đức, Anh, Hà Lan và các quốc gia Scandinalvia ủng hộ đề xuất buộc các tàu đánh bắt cá đem tất cả sản phẩm đánh bắt được về cảng và khấu trừ lượng cá thải loại khỏi hạn ngạch đã được cấp./.
Cụ thể, các bộ trưởng thống nhất rằng Liên minh châu Âu (EU) cần giải quyết các vấn đề sụt giảm tôm cá trên các đại dương bằng cách ngăn chặn tình trạng đánh bắt hải sản quá mức vào năm 2015 và chậm nhất vào năm 2020.
Bên cạnh đó, thỏa thuận cải cách Chính sách Ngư trường chung vào năm 2014 cũng hướng tới việc cấm thải loại cá chết ra môi trường biển trong quá trình đánh bắt sau năm 2019.
Theo các nhà khoa học, khu vực Địa Trung Hải đang diễn ra tình trạng đánh bắt cá quá mức, đồng nghĩa với việc tài nguyên cá chưa kịp tái tạo đủ nhanh, cho dù tình trạng này đã được cải thiện tại khu vực Đại Tây Dương.
Các nhà hoạt động môi trường châu Âu cho rằng thỏa thuận mà EU đạt được vừa qua là quá trễ. Quỹ Bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WWF) kêu gọi các chính phủ châu Âu tiếp tục duy trì phát triển ngư nghiệp bền vững.
Trong khi đó, nhóm bảo vệ môi trường Oceana cho rằng các bộ trưởng ngư nghiệp EU không đặt ra vấn đề về sự cấp bách phải thay đổi quản lý hoạt động ngư nghiệp, mà họ chỉ thừa nhận họ chưa sẵn sàng cho kế hoạch này.
Theo các nhóm bảo vệ môi trường, EU lãng phí khoảng 1,3 triệu tấn cá/năm và hoạt động thải loại cá chết trực tiếp trên biển cần phải được cấm ngay lập tức.
Đức, Anh, Hà Lan và các quốc gia Scandinalvia ủng hộ đề xuất buộc các tàu đánh bắt cá đem tất cả sản phẩm đánh bắt được về cảng và khấu trừ lượng cá thải loại khỏi hạn ngạch đã được cấp./.
Việt Khoa (TTXVN)