Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chỉ mới bắt đầu vào mùa mưa bão nhưng sạt lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng; nếu không có những giải pháp kịp thời để đối phó thì rất dễ xảy ra mất trắng rừng phòng hộ và đất sản xuất của người dân.
[Sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại lớn]
Ông Đỗ Vũ Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang cho biết đối với những điểm sạt lở có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị như đô thị, quốc lộ… tỉnh đã xây dựng các công trình bảo vệ, kè chống sạt lở. Bên cạnh đó, giải pháp chủ yếu là chủ động di dời dân vì với năng lực tài chính như hiện tại nếu sạt lở chỗ nào cũng làm kè thì rất khó.
Tỉnh Đồng Tháp cũng đang vào mùa mưa lũ, nước từ thượng nguồn đổ về mạnh gây sạt lở bờ sông, nhất là các địa phương dọc bờ sông Tiền. Trong đó, sạt lở nghiêm trọng nhất là địa bàn huyện Hồng Ngự do huyện này nằm ở khu vực đầu nguồn.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hồng Ngự, địa phương sẽ khẩn trương vận động các hộ dân nhanh chóng di dời ra khỏi vùng nguy hiểm, các hộ dân không chấp hành thì buộc phải cưỡng chế. Song song với các giải pháp di dời hộ dân, địa phương cũng rất quan tâm đến các biện pháp hạn chế sạt lở như kiểm tra chặt chẽ việc khai thác cát tại các mỏ trên sông, giám sát chặt chẽ giờ khai thác cát của các đơn vị và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Ông Nguyễn Long Hoai, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau cho biết hiện nay đê biển Tây có những điểm không còn rừng phòng hộ. Đặc biệt từ năm 2009 đến nay, tình trạng sạt lở đê biển Tây xảy ra ngày càng nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Thời gian qua tỉnh đã áp dụng giải pháp kè từ kè nhựa, kè rọ đá đến kè ly tâm để khắc phục những vị trí xung yếu với tổng chiều dài 10km. Tuy nhiên, qua thực tế, kè nhựa, kè rọ đá chỉ là giải pháp tạm thời, bảo vệ cục bộ, sau vài năm phải sửa chữa tốn nhiều chi phí, việc tu bổ và làm mới gần như là như nhau.
Về lâu dài nếu áp dụng giải pháp kè ly tâm để tạo bãi sẽ hiệu quả hơn. Vì kè này vừa khắc phục sạt lở, đồng thời gây bồi tái sinh, góp phần bảo vệ hệ sinh thái ven biển. Mô hình kè ngầm tạo bãi đầu tiên được thí điểm với 300m, sau khi xem xét hiệu quả, tỉnh đang nhân rộng mô hình này lên hơn 6.000m, ông Nguyễn Long Hoai cho biết thêm.
Kè ly tâm được các chuyên gia đánh giá là thích nghi với điều kiện thời tiết biến đổi khí hậu, vừa khắc phục tốt sạt lở, khôi phục rừng phòng hộ, góp phần tạo hệ sinh thái, giảm sự khắc nghiệt của thời tiết đối với các vùng ven biển.
Mục đích của kè ly tâm vừa cho nước tràn qua đỉnh kè, vừa róc rách qua kẽ đá giảm năng lượng sóng. Sóng vừa không thể gây xói lở bên trong vừa mang lại rất nhiều phù sa. Loại kè này được làm bằng bê tông nên tuổi thọ dài, có thể tạo bãi gây bồi, cây mắm sẽ mọc tái sinh và có thể đưa bơm đất từ bên ngoài vào trong để khôi phục rừng phòng hộ. Với giá từ 25-27 triệu đồng/m, cao gấp đôi so với những loại kè bình thường thì kinh phí để thực hiện mô hình này rất khó khăn.
Để thực hiện tốt công tác chống sạt lở, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp, cần có kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước và sự đóng góp công sức rất lớn của nhân dân./.
[Sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại lớn]
Ông Đỗ Vũ Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang cho biết đối với những điểm sạt lở có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị như đô thị, quốc lộ… tỉnh đã xây dựng các công trình bảo vệ, kè chống sạt lở. Bên cạnh đó, giải pháp chủ yếu là chủ động di dời dân vì với năng lực tài chính như hiện tại nếu sạt lở chỗ nào cũng làm kè thì rất khó.
Tỉnh Đồng Tháp cũng đang vào mùa mưa lũ, nước từ thượng nguồn đổ về mạnh gây sạt lở bờ sông, nhất là các địa phương dọc bờ sông Tiền. Trong đó, sạt lở nghiêm trọng nhất là địa bàn huyện Hồng Ngự do huyện này nằm ở khu vực đầu nguồn.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hồng Ngự, địa phương sẽ khẩn trương vận động các hộ dân nhanh chóng di dời ra khỏi vùng nguy hiểm, các hộ dân không chấp hành thì buộc phải cưỡng chế. Song song với các giải pháp di dời hộ dân, địa phương cũng rất quan tâm đến các biện pháp hạn chế sạt lở như kiểm tra chặt chẽ việc khai thác cát tại các mỏ trên sông, giám sát chặt chẽ giờ khai thác cát của các đơn vị và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Ông Nguyễn Long Hoai, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau cho biết hiện nay đê biển Tây có những điểm không còn rừng phòng hộ. Đặc biệt từ năm 2009 đến nay, tình trạng sạt lở đê biển Tây xảy ra ngày càng nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Thời gian qua tỉnh đã áp dụng giải pháp kè từ kè nhựa, kè rọ đá đến kè ly tâm để khắc phục những vị trí xung yếu với tổng chiều dài 10km. Tuy nhiên, qua thực tế, kè nhựa, kè rọ đá chỉ là giải pháp tạm thời, bảo vệ cục bộ, sau vài năm phải sửa chữa tốn nhiều chi phí, việc tu bổ và làm mới gần như là như nhau.
Về lâu dài nếu áp dụng giải pháp kè ly tâm để tạo bãi sẽ hiệu quả hơn. Vì kè này vừa khắc phục sạt lở, đồng thời gây bồi tái sinh, góp phần bảo vệ hệ sinh thái ven biển. Mô hình kè ngầm tạo bãi đầu tiên được thí điểm với 300m, sau khi xem xét hiệu quả, tỉnh đang nhân rộng mô hình này lên hơn 6.000m, ông Nguyễn Long Hoai cho biết thêm.
Kè ly tâm được các chuyên gia đánh giá là thích nghi với điều kiện thời tiết biến đổi khí hậu, vừa khắc phục tốt sạt lở, khôi phục rừng phòng hộ, góp phần tạo hệ sinh thái, giảm sự khắc nghiệt của thời tiết đối với các vùng ven biển.
Mục đích của kè ly tâm vừa cho nước tràn qua đỉnh kè, vừa róc rách qua kẽ đá giảm năng lượng sóng. Sóng vừa không thể gây xói lở bên trong vừa mang lại rất nhiều phù sa. Loại kè này được làm bằng bê tông nên tuổi thọ dài, có thể tạo bãi gây bồi, cây mắm sẽ mọc tái sinh và có thể đưa bơm đất từ bên ngoài vào trong để khôi phục rừng phòng hộ. Với giá từ 25-27 triệu đồng/m, cao gấp đôi so với những loại kè bình thường thì kinh phí để thực hiện mô hình này rất khó khăn.
Để thực hiện tốt công tác chống sạt lở, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp, cần có kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước và sự đóng góp công sức rất lớn của nhân dân./.
Việt Âu-Hồng Nhung (TTXVN)