Trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của ông cha để lại, chị Roda Nai Linh, 54 tuổi, ngụ tại thôn M’ Lọn, thị trấn Thành Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, đã gìn giữ thành công ngôi nhà sàn độc đáo nhất vùng này cùng nhiều đồ vật có giá trị văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.
Chị Roda Nai Linh kể lại rằng ngôi nhà được xây dựng trước khi chị được sinh ra cả chục năm, là nơi sinh hoạt của gia đình và dòng họ. Ro Bố của Roda Nai Linh là một trí thức, chức sắc người K’ho đã bỏ ra gần ba tháng để xây dựng nhà sàn này.
Điều đặc biệt, sau hơn 60 năm xây dựng ngôi nhà vẫn tồn tại, lưu giữ được kiến trúc và hình dáng nguyên vẹn. Với những nét kiến trúc cơ bản của nhà sàn người bản địa là hướng nhà Đông Nam, sàn nhà cách mặt đất 2m, bên trong nhà sàn có hai phòng (một phòng khách chính giữa và một phòng nhỏ).
Ngôi nhà sàn rộng hơn 60m2, bên trong trưng bày hàng chục cổ vật rất gần gũi với văn hóa, sản xuất, phong tục tập quán và đời sống của đồng bào bản địa Tây Nguyên. Với hơn 20 cái chóe cổ, chiêng, mâm gỗ, chén cổ, nơm tre, gùi, những tấm ùi, chăn đắp…; trong đó, chiếc gùi có tuổi gần trăm năm của bà cố để lại dùng để đi lễ hội, những chiếc chóe rượu cần có giá trị bằng cả mấy con trâu.
Gõ vào chiếc trống làm bằng da nai, Roda Nai Linh thích thú nói: “Tất cả những đồ vật này đều có từ thời bà cố của tôi, người K’ho ở làng M’Lọn rất có ý thức lưu giữ những đồ vật cổ có giá trị văn hóa. Tôi mong muốn thế hệ sau luôn nhớ đến giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.” Niềm vui của bà Roda Nai Linh như càng được nhân lên khi cô con gái Roda Nai Hạnh đã bỏ ra hơn một trăm triệu đồng để tu bổ lại căn nhà sau.
Ngôi nhà sàn nói trên nay thường xuyên mở cửa đón du khách đến thăm quan, nghiên cứu và là nơi sum họp, diễn ra các nghi lễ của của gia đình. Những ngôi nhà sàn hiếm hoi còn lại ở Lâm Đồng không còn nhiều. Trong ký ức của người dân Đơn Dương, những ngôi nhà sàn chỉ còn lại trong trí tưởng tượng, bởi phong tục ở đây là tất cả tài sản trong gia đình được chia đều khi các con xây dựng gia đình. Do đó, những ngôi nhà sàn cũng bị chia nhỏ ra.
Bà con dân tộc K’ho, người Chu Ru ở Đơn Dương, vùng Nam Tây Nguyên có bề dày văn hóa truyền thống rất phong phú với nhiều dụng cụ, nhạc cụ, trang phục… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, thậm chí… bị quên lãng. “20 năm trước, khi cuộc sống khó khăn tôi phải bán đi một số cổ vật của cha ông, để lo cho các con ăn học, bây giờ tiếc lắm,” chị Roda Nai Linh tâm sự.
Như nhận ra điều đó, từ sau khi được tiếp nhận của người cha và các chị gái để lại, chị Roda Nai Linh cùng các con đã quyết tâm lưu giữ lại toàn bộ vật dụng và đưa ra trưng bày. Đã rất nhiều lần những “tay săn đồ cổ” đến mua với giá cao nhưng chị không bán, dù cuộc sống còn khó khăn.
Trong nỗ lực giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong những năm qua, chính quyền địa phương đã bảo tồn, phục dựng những căn nhà sàn mẫu truyền thống của người dân tộc Mạ, người K’ho... Việc chị Roda Nai Linh giữ được ngôi nhà sàn xưa với những hiện vật của đồng bào dân tộc thiểu số thật đáng quý./.
Chị Roda Nai Linh kể lại rằng ngôi nhà được xây dựng trước khi chị được sinh ra cả chục năm, là nơi sinh hoạt của gia đình và dòng họ. Ro Bố của Roda Nai Linh là một trí thức, chức sắc người K’ho đã bỏ ra gần ba tháng để xây dựng nhà sàn này.
Điều đặc biệt, sau hơn 60 năm xây dựng ngôi nhà vẫn tồn tại, lưu giữ được kiến trúc và hình dáng nguyên vẹn. Với những nét kiến trúc cơ bản của nhà sàn người bản địa là hướng nhà Đông Nam, sàn nhà cách mặt đất 2m, bên trong nhà sàn có hai phòng (một phòng khách chính giữa và một phòng nhỏ).
Ngôi nhà sàn rộng hơn 60m2, bên trong trưng bày hàng chục cổ vật rất gần gũi với văn hóa, sản xuất, phong tục tập quán và đời sống của đồng bào bản địa Tây Nguyên. Với hơn 20 cái chóe cổ, chiêng, mâm gỗ, chén cổ, nơm tre, gùi, những tấm ùi, chăn đắp…; trong đó, chiếc gùi có tuổi gần trăm năm của bà cố để lại dùng để đi lễ hội, những chiếc chóe rượu cần có giá trị bằng cả mấy con trâu.
Gõ vào chiếc trống làm bằng da nai, Roda Nai Linh thích thú nói: “Tất cả những đồ vật này đều có từ thời bà cố của tôi, người K’ho ở làng M’Lọn rất có ý thức lưu giữ những đồ vật cổ có giá trị văn hóa. Tôi mong muốn thế hệ sau luôn nhớ đến giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.” Niềm vui của bà Roda Nai Linh như càng được nhân lên khi cô con gái Roda Nai Hạnh đã bỏ ra hơn một trăm triệu đồng để tu bổ lại căn nhà sau.
Ngôi nhà sàn nói trên nay thường xuyên mở cửa đón du khách đến thăm quan, nghiên cứu và là nơi sum họp, diễn ra các nghi lễ của của gia đình. Những ngôi nhà sàn hiếm hoi còn lại ở Lâm Đồng không còn nhiều. Trong ký ức của người dân Đơn Dương, những ngôi nhà sàn chỉ còn lại trong trí tưởng tượng, bởi phong tục ở đây là tất cả tài sản trong gia đình được chia đều khi các con xây dựng gia đình. Do đó, những ngôi nhà sàn cũng bị chia nhỏ ra.
Bà con dân tộc K’ho, người Chu Ru ở Đơn Dương, vùng Nam Tây Nguyên có bề dày văn hóa truyền thống rất phong phú với nhiều dụng cụ, nhạc cụ, trang phục… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, thậm chí… bị quên lãng. “20 năm trước, khi cuộc sống khó khăn tôi phải bán đi một số cổ vật của cha ông, để lo cho các con ăn học, bây giờ tiếc lắm,” chị Roda Nai Linh tâm sự.
Như nhận ra điều đó, từ sau khi được tiếp nhận của người cha và các chị gái để lại, chị Roda Nai Linh cùng các con đã quyết tâm lưu giữ lại toàn bộ vật dụng và đưa ra trưng bày. Đã rất nhiều lần những “tay săn đồ cổ” đến mua với giá cao nhưng chị không bán, dù cuộc sống còn khó khăn.
Trong nỗ lực giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong những năm qua, chính quyền địa phương đã bảo tồn, phục dựng những căn nhà sàn mẫu truyền thống của người dân tộc Mạ, người K’ho... Việc chị Roda Nai Linh giữ được ngôi nhà sàn xưa với những hiện vật của đồng bào dân tộc thiểu số thật đáng quý./.
Đặng Tuấn (TTXVN/Vietnam+)