Ngày 11/6, Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh đã ký và trao hợp đồng gói thầu số 3 mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên cho nhà thầu là Công ty Hitachi, Nhật Bản.
Đây là một trong những gói thầu chính, quan trọng của toàn bộ dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh.
Giá trị hợp đồng tại thời điểm mời thầu (tháng 1/2010) là 14.269 tỷ đồng. Tuyến Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7km thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh (đi qua địa bàn quận 1, quận Bình Thạnh, quận 2, quận Thủ Đức, quận 9) và có một phần cuối tuyến thuộc tỉnh Bình Dương (huyện Dĩ An). Trong đó, đoạn tuyến đi ngầm dài 2,6km, còn đoạn đi trên cao dài 17,1km, toàn tuyến có 14 nhà ga.
Theo thiết kế, tốc độ chạy tàu tối đa là 80km/h trong đường hầm và 110km/h trên cầu, cự ly trung bình giữa các ga là 1.000 - 2.000m. Giãn cách chạy tàu của 2 chuyến tàu kế tiếp từ 2 phút 10 giây đến 4 phút 30 giây.
Trước năm 2020 đoàn tàu gồm 3 toa, từ năm 2020 trở về sau là 6 toa, tổng hành khách tính với đoàn tàu 3 toa là 930 người. Số lượng hành khách mà tuyến Bến Thành – Suối Tiên chuyên chở được khoảng 186.000 người/ngày từ năm 2016 - 2020, khoảng 620.000 người/ngày từ năm 2020 - 2040 và khoảng 1,020 triệu người/ngày sau năm 2040.
Hệ thống đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh được Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ, nghiên cứu từ năm 2003, Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư, tư vấn chung là liên danh NJPT (gồm 6 công ty Nhật Bản và 2 công ty Việt Nam), nguồn vốn thực hiện là vốn vay ODA và vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước.
Tổng vốn đầu tư của toàn dự án là 236 tỷ yen Nhật, tương đương hơn 47.000 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành vào năm 2017, đưa vào khai thác vận hành năm 2018.
Theo đó, thành phố sẽ có bảy tuyến metro và ba tuyến xe điện chạy trên mặt đất. Bảy tuyến metro gồm tuyến Bến Thành – Suối Tiên (tuyến 1), Bến xe Tây Ninh – Thủ Thiêm (tuyến 2), Bến Thành – Tân Kiên (tuyến 3A), Ngã sáu Cộng Hoà – Hiệp Bình Phước (tuyến 3B), Thạnh Xuân – Khu đô thị cảng Hiệp Phước (tuyến 4), Cầu Sài Gòn – Bến xe Cần Giuộc (tuyến 5), Ngã ba Bà Quẹo – Vòng xoay Phú Lâm (tuyến 6).
Trong khi đó, 3 tuyến xe điện chạy trên mặt đất gồm tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn – Bến xe miền Tây, ngã tư quốc lộ 50 – quận 2, ngã sau Gò Vấp – Tân Thới Hiệp, quận 12)./.
Đây là một trong những gói thầu chính, quan trọng của toàn bộ dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh.
Giá trị hợp đồng tại thời điểm mời thầu (tháng 1/2010) là 14.269 tỷ đồng. Tuyến Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7km thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh (đi qua địa bàn quận 1, quận Bình Thạnh, quận 2, quận Thủ Đức, quận 9) và có một phần cuối tuyến thuộc tỉnh Bình Dương (huyện Dĩ An). Trong đó, đoạn tuyến đi ngầm dài 2,6km, còn đoạn đi trên cao dài 17,1km, toàn tuyến có 14 nhà ga.
Theo thiết kế, tốc độ chạy tàu tối đa là 80km/h trong đường hầm và 110km/h trên cầu, cự ly trung bình giữa các ga là 1.000 - 2.000m. Giãn cách chạy tàu của 2 chuyến tàu kế tiếp từ 2 phút 10 giây đến 4 phút 30 giây.
Trước năm 2020 đoàn tàu gồm 3 toa, từ năm 2020 trở về sau là 6 toa, tổng hành khách tính với đoàn tàu 3 toa là 930 người. Số lượng hành khách mà tuyến Bến Thành – Suối Tiên chuyên chở được khoảng 186.000 người/ngày từ năm 2016 - 2020, khoảng 620.000 người/ngày từ năm 2020 - 2040 và khoảng 1,020 triệu người/ngày sau năm 2040.
Hệ thống đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh được Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ, nghiên cứu từ năm 2003, Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư, tư vấn chung là liên danh NJPT (gồm 6 công ty Nhật Bản và 2 công ty Việt Nam), nguồn vốn thực hiện là vốn vay ODA và vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước.
Tổng vốn đầu tư của toàn dự án là 236 tỷ yen Nhật, tương đương hơn 47.000 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành vào năm 2017, đưa vào khai thác vận hành năm 2018.
Theo đó, thành phố sẽ có bảy tuyến metro và ba tuyến xe điện chạy trên mặt đất. Bảy tuyến metro gồm tuyến Bến Thành – Suối Tiên (tuyến 1), Bến xe Tây Ninh – Thủ Thiêm (tuyến 2), Bến Thành – Tân Kiên (tuyến 3A), Ngã sáu Cộng Hoà – Hiệp Bình Phước (tuyến 3B), Thạnh Xuân – Khu đô thị cảng Hiệp Phước (tuyến 4), Cầu Sài Gòn – Bến xe Cần Giuộc (tuyến 5), Ngã ba Bà Quẹo – Vòng xoay Phú Lâm (tuyến 6).
Trong khi đó, 3 tuyến xe điện chạy trên mặt đất gồm tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn – Bến xe miền Tây, ngã tư quốc lộ 50 – quận 2, ngã sau Gò Vấp – Tân Thới Hiệp, quận 12)./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)