Theo Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020, mạng lưới quan trắc khí tượng hải văn sẽ được xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp 17 trạm hiện có và bổ sung một số trạm còn thiếu, đưa tổng số trạm đến năm 2020 là 35 trạm, góp phần đắc lực phục vụ các ngành kinh tế biển; đồng thời đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên, khoáng sản trên vùng biển của Việt Nam.
Việt Nam có trên 1 triệu km2 mặt nước biển với 3.000 đảo, gồm 28 tỉnh, thành phố có biển, khoảng 20 kiểu loại hệ sinh thái điển hình, trên 100 điểm khoáng sản đã được phát hiện. Chính vì vậy, nhu cầu tích hợp thông tin phục vụ quản lý tổng hợp và thống nhất về biển hải đảo đang rất cần thiết hiện nay.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai quy hoạch nhằm từng bước hoàn thiện và hiện đại hoá các trạm quan trắc tài nguyên và môi trường biển hiện có. Mặt khác sẽ xây dựng và đưa vào vận hành một số trạm mới, trọng tâm là những khu vực có nhu cầu cấp bách phục vụ phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường biển. Đồng thời nâng cấp cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển, đảm bảo thông tin đồng bộ, có hệ thống và độ tin cậy cao.
Giám đốc Trung tâm Hải văn Trần Hồng Lam cho biết hệ cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn biển có liên quan mật thiết tới thiết bị, công nghệ quan trắc chúng. Do đó thiết bị, công nghệ quan trắc tiên tiến, hiện đại sẽ thu được số liệu có độ tin cậy cao và ngược lại.
Hệ cơ sở khí tượng thủy văn biển cùng mạng lưới điều tra khảo sát sau khi hoàn thành, ngoài việc ứng dụng chúng theo các tính toán thông thường còn cho phép thực hiện những chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực biển và hải đảo trong giám sát tràn dầu trên biển; cứu hộ, cứu nạn trên cơ sở xác định trường dòng chảy bề mặt cho phép dự báo quỹ đạo vật thể trôi, từ đó có thông tin tương đối chính xác về vị trí tàu, thuyền gặp nạn, giúp lực lượng cứu hộ rút ngắn được lộ trình và thời gian tiếp cận.
Mạng lưới quan trắc này còn dự báo đánh bắt hải sản, xác định được các khu vực nước trồi, chìm từ đó dự báo các khu vực mà đàn cá tập trung để thông báo cho ngư dân đánh bắt cá hiệu quả; cảnh báo sóng thần trên cơ sở xác định được vận tốc lan truyền của sóng biển; phát hiện tàu, thuyền lạ…
Dự kiến từ nay đến năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đầu tư xây mới 15 trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên và môi trường biển; nâng cấp hoàn thiện 13 trạm khí tượng hải văn hiện có cùng 1 trạm thu tại Hà Nội, để tạo ra một hệ thống trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên và môi trường biển hoàn chính, tiên tiến, hiện đại, phục vụ quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển, đảo cũng như phục vụ phát triển kinh tế, an ninh và quốc phòng.
Riêng về trạm radar biển đầu tư xây mới 18 trạm, trong đó đã xây 3 trạm là Hòn Dấu-Hải Phòng, Nghi Xuân-Hà Tĩnh và Đồng Hới-Quảng Bình./.
Việt Nam có trên 1 triệu km2 mặt nước biển với 3.000 đảo, gồm 28 tỉnh, thành phố có biển, khoảng 20 kiểu loại hệ sinh thái điển hình, trên 100 điểm khoáng sản đã được phát hiện. Chính vì vậy, nhu cầu tích hợp thông tin phục vụ quản lý tổng hợp và thống nhất về biển hải đảo đang rất cần thiết hiện nay.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai quy hoạch nhằm từng bước hoàn thiện và hiện đại hoá các trạm quan trắc tài nguyên và môi trường biển hiện có. Mặt khác sẽ xây dựng và đưa vào vận hành một số trạm mới, trọng tâm là những khu vực có nhu cầu cấp bách phục vụ phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường biển. Đồng thời nâng cấp cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển, đảm bảo thông tin đồng bộ, có hệ thống và độ tin cậy cao.
Giám đốc Trung tâm Hải văn Trần Hồng Lam cho biết hệ cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn biển có liên quan mật thiết tới thiết bị, công nghệ quan trắc chúng. Do đó thiết bị, công nghệ quan trắc tiên tiến, hiện đại sẽ thu được số liệu có độ tin cậy cao và ngược lại.
Hệ cơ sở khí tượng thủy văn biển cùng mạng lưới điều tra khảo sát sau khi hoàn thành, ngoài việc ứng dụng chúng theo các tính toán thông thường còn cho phép thực hiện những chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực biển và hải đảo trong giám sát tràn dầu trên biển; cứu hộ, cứu nạn trên cơ sở xác định trường dòng chảy bề mặt cho phép dự báo quỹ đạo vật thể trôi, từ đó có thông tin tương đối chính xác về vị trí tàu, thuyền gặp nạn, giúp lực lượng cứu hộ rút ngắn được lộ trình và thời gian tiếp cận.
Mạng lưới quan trắc này còn dự báo đánh bắt hải sản, xác định được các khu vực nước trồi, chìm từ đó dự báo các khu vực mà đàn cá tập trung để thông báo cho ngư dân đánh bắt cá hiệu quả; cảnh báo sóng thần trên cơ sở xác định được vận tốc lan truyền của sóng biển; phát hiện tàu, thuyền lạ…
Dự kiến từ nay đến năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đầu tư xây mới 15 trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên và môi trường biển; nâng cấp hoàn thiện 13 trạm khí tượng hải văn hiện có cùng 1 trạm thu tại Hà Nội, để tạo ra một hệ thống trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên và môi trường biển hoàn chính, tiên tiến, hiện đại, phục vụ quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển, đảo cũng như phục vụ phát triển kinh tế, an ninh và quốc phòng.
Riêng về trạm radar biển đầu tư xây mới 18 trạm, trong đó đã xây 3 trạm là Hòn Dấu-Hải Phòng, Nghi Xuân-Hà Tĩnh và Đồng Hới-Quảng Bình./.
Văn Hào (TTXVN)