Hội nghị quốc tế về Syria - diễn ra ngày 30/6 tại Geneva, Thụy Sĩ - đã đạt đồng thuận tối thiểu về thành lập chính phủ lâm thời liên hiệp ở quốc gia Trung Đông này, song không đề cập số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Phát biểu sau hội nghị, Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) về Syria Kofi Annan cho biết hội nghị đã nhất trí rằng chính phủ chuyển tiếp "có thể bao gồm các thành viên chính phủ hiện nay cũng như lực lượng đối lập và các nhóm khác, và sẽ được thành lập trên cơ sở đồng thuận chung."
Ông Annan cũng cho biết văn kiện được nhất trí nêu rõ các cường quốc chỉ đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo nhằm hỗ trợ các bên ở Syria khi họ thúc đẩy tiến trình chuyển giao và thiết lập một chính phủ chuyển tiếp cũng như tiến hành những thay đổi như được yêu cầu, còn tương lai của Tổng thống al-Assad "sẽ phụ thuộc vào chính người dân Syria."
Hội nghị về Syria lần này tập hợp bộ trưởng ngoại giao các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh), và các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Qatar, Kuwait. Giới quan sát chính trị quốc tế cho rằng kết quả này là một nhượng bộ của phương Tây đối với Nga và Trung Quốc.
Ngoại trưởng Anh William Hague thừa nhận rằng kết quả hội nghị là một "thỏa thuận nhượng bộ" bởi Nga đã tận dụng thực tế là họ đã thuyết phục các cường quốc khác rằng "không thể chấp nhận được" việc loại bất cứ đảng nào khỏi tiến trình chuyển tiếp ở Syria.
Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tuyên bố sau hội nghị là "Chúng ta đã mở ra một tương lai không có Assad", Ngoại trưởng Nga Sergeuei Lavrov lại cho rằng vấn đề ra đi của ông Assad "hoàn toàn không xuất phát từ kế hoạch nêu ra tại hội nghị."
Theo ông Lavrov, người Syria cần quyết định cơ chế chuyển đổi chế độ của họ. Cùng quan điểm với Nga, đại diện Trung Quốc tỏ ý hài lòng về kết quả hội nghị. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tuyên bố "một kế hoạch chuyển giao chế độ của Syria chỉ có thể được tiến hành bởi người Syria và không có sự áp đặt của thế lực bên ngoài."/.
Phát biểu sau hội nghị, Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) về Syria Kofi Annan cho biết hội nghị đã nhất trí rằng chính phủ chuyển tiếp "có thể bao gồm các thành viên chính phủ hiện nay cũng như lực lượng đối lập và các nhóm khác, và sẽ được thành lập trên cơ sở đồng thuận chung."
Ông Annan cũng cho biết văn kiện được nhất trí nêu rõ các cường quốc chỉ đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo nhằm hỗ trợ các bên ở Syria khi họ thúc đẩy tiến trình chuyển giao và thiết lập một chính phủ chuyển tiếp cũng như tiến hành những thay đổi như được yêu cầu, còn tương lai của Tổng thống al-Assad "sẽ phụ thuộc vào chính người dân Syria."
Hội nghị về Syria lần này tập hợp bộ trưởng ngoại giao các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh), và các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Qatar, Kuwait. Giới quan sát chính trị quốc tế cho rằng kết quả này là một nhượng bộ của phương Tây đối với Nga và Trung Quốc.
Ngoại trưởng Anh William Hague thừa nhận rằng kết quả hội nghị là một "thỏa thuận nhượng bộ" bởi Nga đã tận dụng thực tế là họ đã thuyết phục các cường quốc khác rằng "không thể chấp nhận được" việc loại bất cứ đảng nào khỏi tiến trình chuyển tiếp ở Syria.
Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tuyên bố sau hội nghị là "Chúng ta đã mở ra một tương lai không có Assad", Ngoại trưởng Nga Sergeuei Lavrov lại cho rằng vấn đề ra đi của ông Assad "hoàn toàn không xuất phát từ kế hoạch nêu ra tại hội nghị."
Theo ông Lavrov, người Syria cần quyết định cơ chế chuyển đổi chế độ của họ. Cùng quan điểm với Nga, đại diện Trung Quốc tỏ ý hài lòng về kết quả hội nghị. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tuyên bố "một kế hoạch chuyển giao chế độ của Syria chỉ có thể được tiến hành bởi người Syria và không có sự áp đặt của thế lực bên ngoài."/.
(TTXVN)