Hơn 120 đại biểu đại điện cho các bộ, ngành trong nước; các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và Hà Lan cùng một số tổ chức quốc tế đã tham dự Hội thảo cấp cao lần thứ 3 Việt Nam-Hà Lan về "Hướng tới quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long," tổ chức ngày 11/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hội thảo này là một trong những hoạt động quan trọng nhằm thực hiện "Thỏa thuận đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước giữa Chính phủ Việt Nam và Hà Lan."
Được đánh giá là một bước tiến trong quá trình đối thoại nhằm phát triển quy hoạch cụ thể cho Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, hội thảo đã đạt được thỏa thuận chung về kế hoạch công việc cụ thể từ tháng 11/2010-3/2011.
Đặc biệt sau hội thảo này, các bên liên quan sẽ tiến hành trình Chính phủ thành lập Văn phòng thường trực và bốn nhóm công tác cụ thể về môi trường tự nhiên và các công trình; các chức năng sử dụng nước và sử dụng đất; kế hoạch phát triển dài hạn...
Hội thảo cũng đạt được thỏa thuận chung về vai trò của các cấp chính phủ, địa phương, viện nghiên cứu và các bên liên quan trong hợp tác, tiến tới xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch thính ứng với biến đổi khí hậu cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Giáo sư Cees Veerman, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hà Lan khẳng định: Chính phủ Hà Lan sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam giải quyết những vấn đề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực này có nhiều điểm tương đồng với Hà Lan về điều kiện thổ nhưỡng, do đó với kinh nghiệm, công nghệ hiện đại, giải pháp quản lý nước đã thực hiện, Hà Lan mong muốn chuyển giao cho Việt Nam áp dụng.
Trong khuôn khổ hợp tác, Chính phủ Hà Lan sẽ hỗ trợ cho Việt Nam các chuyên gia về quy hoạch đồng bằng và các chủ đề đặc biệt về môi trường, đất, quản lý nước… Đặc biệt, Giáo sư Cees Veerman đã nhận lời mời làm trưởng nhóm cố vấn về biến đối khí hậu cho Thủ tướng Việt Nam.
Các đại biểu tham gia hội thảo đều nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Ông Đào Xuân Học, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bị đe dọa do nước biển dâng, nước thượng nguồn xuống thấp, hạn hán và biến đổi khí hậu.
Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho Đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết, cần sự phối hợp của các bộ ngành từ Trung ương tới địa phương, các nhà khoa học và cả cộng đồng dân cư. Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long ra đời và đi vào thực tiễn sẽ đảm bảo cuộc sống an toàn, ổn định cho người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội bền vững ở khu vực này, ông Đào Xuân Học nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, việc xây dựng quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long là một kế hoạch lâu dài và phức tạp, vì vậy các bên liên quan cần tiến hành phân tích, tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Đồng thời, xác định quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, do đó cần sự lồng ghép, trao đổi giữa nhiều bộ ngành để triển khai có hiệu quả.
Hội thảo này là bước đi đầu tiên mở màn hàng loạt các hội thảo trong thời gian tới nhằm mục đích hỗ trợ Chính phủ, các cơ quan chức năng tìm ra giải pháp đúng đắn để phát triển kinh tế xã hội bền vững, an toàn, đặc biệt là quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự kiến trong vòng 20 tháng tới, quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn thành./.
Ông Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hội thảo này là một trong những hoạt động quan trọng nhằm thực hiện "Thỏa thuận đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước giữa Chính phủ Việt Nam và Hà Lan."
Được đánh giá là một bước tiến trong quá trình đối thoại nhằm phát triển quy hoạch cụ thể cho Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, hội thảo đã đạt được thỏa thuận chung về kế hoạch công việc cụ thể từ tháng 11/2010-3/2011.
Đặc biệt sau hội thảo này, các bên liên quan sẽ tiến hành trình Chính phủ thành lập Văn phòng thường trực và bốn nhóm công tác cụ thể về môi trường tự nhiên và các công trình; các chức năng sử dụng nước và sử dụng đất; kế hoạch phát triển dài hạn...
Hội thảo cũng đạt được thỏa thuận chung về vai trò của các cấp chính phủ, địa phương, viện nghiên cứu và các bên liên quan trong hợp tác, tiến tới xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch thính ứng với biến đổi khí hậu cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Giáo sư Cees Veerman, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hà Lan khẳng định: Chính phủ Hà Lan sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam giải quyết những vấn đề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực này có nhiều điểm tương đồng với Hà Lan về điều kiện thổ nhưỡng, do đó với kinh nghiệm, công nghệ hiện đại, giải pháp quản lý nước đã thực hiện, Hà Lan mong muốn chuyển giao cho Việt Nam áp dụng.
Trong khuôn khổ hợp tác, Chính phủ Hà Lan sẽ hỗ trợ cho Việt Nam các chuyên gia về quy hoạch đồng bằng và các chủ đề đặc biệt về môi trường, đất, quản lý nước… Đặc biệt, Giáo sư Cees Veerman đã nhận lời mời làm trưởng nhóm cố vấn về biến đối khí hậu cho Thủ tướng Việt Nam.
Các đại biểu tham gia hội thảo đều nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Ông Đào Xuân Học, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bị đe dọa do nước biển dâng, nước thượng nguồn xuống thấp, hạn hán và biến đổi khí hậu.
Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho Đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết, cần sự phối hợp của các bộ ngành từ Trung ương tới địa phương, các nhà khoa học và cả cộng đồng dân cư. Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long ra đời và đi vào thực tiễn sẽ đảm bảo cuộc sống an toàn, ổn định cho người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội bền vững ở khu vực này, ông Đào Xuân Học nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, việc xây dựng quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long là một kế hoạch lâu dài và phức tạp, vì vậy các bên liên quan cần tiến hành phân tích, tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Đồng thời, xác định quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, do đó cần sự lồng ghép, trao đổi giữa nhiều bộ ngành để triển khai có hiệu quả.
Hội thảo này là bước đi đầu tiên mở màn hàng loạt các hội thảo trong thời gian tới nhằm mục đích hỗ trợ Chính phủ, các cơ quan chức năng tìm ra giải pháp đúng đắn để phát triển kinh tế xã hội bền vững, an toàn, đặc biệt là quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự kiến trong vòng 20 tháng tới, quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn thành./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)