Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/6/2012, thủ tục hải quan điện tử đã được thực hiện ở 20/33 Cục Hải quan tỉnh, thành phố với hơn 55.000 doanh nghiệp đăng ký thực hiện.
Có 3 loại hình chính là kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu và 6 loại hình khác là chế xuất ưu tiên, tạm nhập tái xuất; xuất nhập khẩu dự án đầu tư; xuất nhập khẩu tại chỗ; xuất nhập khẩu trả lại và chuyển cửa khẩu, được thực hiện theo phương thức này.
Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử góp phần quan trọng thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan theo Đề án 30 và Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đây cũng là tiền đề xây dựng, đưa hệ thống VNACCS/VCIS (hệ thống thông quan hàng hóa tự động) vận hành vào năm 2014, đảm bảo chuyển đổi hài hòa giữa hệ thống cũ và mới.
Việc áp dụng mô hình này với nhiều loại hình thí điểm cùng sự tham gia của các Cục Hải quan, doanh nghiệp đã giúp một bộ phận cán bộ quen với phương thức làm việc mới có tính chuyên nghiệp hơn. Các đơn vị tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử đều đánh giá cách làm này mang lại lợi ích thiết thực đối với cộng đồng doanh nghiệp vì thời gian thông quan được rút ngắn.
Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Ngành sẽ triển khai hệ thống tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông tin điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh tại 9 cục hải quan và 100% các hãng tàu, hãng vận tải có tàu thường xuyên ra vào cảng biển của Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc mở rộng cổng thanh toán điện tử trao đổi thông tin giữa hải quan và các ngân hàng thương mại sẽ được thực hiện ở 25 cục hải quan tỉnh, thành phố.
Ngoài ra, toàn ngành thực hiện nâng cấp, triển khai hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo mô hình xử lý tập trung cấp tổng cục./.
Có 3 loại hình chính là kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu và 6 loại hình khác là chế xuất ưu tiên, tạm nhập tái xuất; xuất nhập khẩu dự án đầu tư; xuất nhập khẩu tại chỗ; xuất nhập khẩu trả lại và chuyển cửa khẩu, được thực hiện theo phương thức này.
Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử góp phần quan trọng thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan theo Đề án 30 và Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đây cũng là tiền đề xây dựng, đưa hệ thống VNACCS/VCIS (hệ thống thông quan hàng hóa tự động) vận hành vào năm 2014, đảm bảo chuyển đổi hài hòa giữa hệ thống cũ và mới.
Việc áp dụng mô hình này với nhiều loại hình thí điểm cùng sự tham gia của các Cục Hải quan, doanh nghiệp đã giúp một bộ phận cán bộ quen với phương thức làm việc mới có tính chuyên nghiệp hơn. Các đơn vị tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử đều đánh giá cách làm này mang lại lợi ích thiết thực đối với cộng đồng doanh nghiệp vì thời gian thông quan được rút ngắn.
Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Ngành sẽ triển khai hệ thống tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông tin điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh tại 9 cục hải quan và 100% các hãng tàu, hãng vận tải có tàu thường xuyên ra vào cảng biển của Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc mở rộng cổng thanh toán điện tử trao đổi thông tin giữa hải quan và các ngân hàng thương mại sẽ được thực hiện ở 25 cục hải quan tỉnh, thành phố.
Ngoài ra, toàn ngành thực hiện nâng cấp, triển khai hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo mô hình xử lý tập trung cấp tổng cục./.
Hải Yến (TTXVN)