Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia, Mari Elka Pangestu cho biết, ngành du lịch và kinh tế sáng tạo nước này đang hướng tới mục tiêu nâng khả năng cạnh tranh của ngành lên tầm khu vực và quốc tế trong vòng 5 năm tới.
Theo bà Mari Elka Pangestu, chiến lược phát triển ngành du lịch và kinh tế sáng tạo của Indonesia được xây dựng trên các nền tảng pháp lý là Luật Du lịch năm 2009, Kế hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia (RIPPARNAS) và sắc lệnh năm 2009 về phát triển kinh tế sáng tạo của Tổng thống Indonesia.
Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia đã xây dựng kế hoạch dài hạn phát triển ngành, trong đó về du lịch, Indonesia sẽ tăng cường sự hợp tác giữa chính quyền trung ương và chính quyền các địa phương để xây dựng được 80 điểm đến du lịch trong cả nước hẫp dẫn du khách trong nước và quốc tế tương tự như đảo Bali từ nay cho đến năm 2025, và đã chọn 16 địa điểm cho kế hoạch phát triển ngắn hạn, trong đó có đền Borobudur, hồ Toba và các danh thắng khác, với mục tiêu không chỉ tăng số lượng mà còn phải truyền được cảm hứng về chất lượng và dịch vụ du lịch để thời gian lưu trú lâu hơn và mong muốn quay trở lại với Indonesia nhiều lần nữa của du khách nước ngoài.
Ngành du lịch Indonesia sẽ tăng cường tổ chức hoạt động du lịch bằng tàu biển và MICE (hình thức du lịch kết hợp với hội nghị và hội chợ triển lãm). Việc tổ chức MICE phải đáp ứng được yêu cầu của các sự kiện tầm khu vực và quốc tế, bởi hiện mới chỉ có 10% địa điểm ở Inđônêxia đáp ứng yêu cầu các sự kiện có từ 1.000-3.000 người tham dự.
Ngoài ra, ngành sẽ chú trọng đến vấn đề ẩm thực, tiến tới xây dựng được các món ăn truyền thống mang tính biểu tượng của quốc gia, thúc đầy cái gọi là “ẩm thực ngoại giao” thông qua giới thiệu các món ăn Inđônêxia ở các nhà hàng ở nước ngoài, phù hợp với khẩu vị của người nước ngoài song vẫn không làm mất đi bản sắc độc đáo của món ăn dân tộc.
Để thực hiện được những hướng phát triển chiến lược này, Bộ Du lịch và Kinh tế tế Sáng tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ Nông nghiệp, Thương mại, Công nghiệp và Ngoại giao.
Về kinh tế sáng tạo, bà Mari Elka Pangestu cho biết Indonesia sẽ tăng cường thúc đẩy ngành phát triển thông qua quyền sở hữu trí tuệ và các quy định ưu đãi về tài chính hoặc phi tài chính; cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp sáng tạo; dành không gian công cộng cho những hoạt động sáng tạo; xây dựng các công viên văn hóa tích hợp với sân khấu trình diễn, phòng triển lãm, phòng trưng bày, và thị trường nghệ thuật; tạo ra một hệ sinh thái bao gồm không gian công cộng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho tinh thần kinh doanh phát triển và hỗ trợ vốn cho các nghệ sỹ.
Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ tiên tiến và các xu hướng hiện đại vào hoạt động sản xuất, sáng tạo các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống nhằm nâng cao giá trị gia tăng cũng như giá trị tinh thần và nghệ thuật của các sản phẩm này./.
Theo bà Mari Elka Pangestu, chiến lược phát triển ngành du lịch và kinh tế sáng tạo của Indonesia được xây dựng trên các nền tảng pháp lý là Luật Du lịch năm 2009, Kế hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia (RIPPARNAS) và sắc lệnh năm 2009 về phát triển kinh tế sáng tạo của Tổng thống Indonesia.
Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia đã xây dựng kế hoạch dài hạn phát triển ngành, trong đó về du lịch, Indonesia sẽ tăng cường sự hợp tác giữa chính quyền trung ương và chính quyền các địa phương để xây dựng được 80 điểm đến du lịch trong cả nước hẫp dẫn du khách trong nước và quốc tế tương tự như đảo Bali từ nay cho đến năm 2025, và đã chọn 16 địa điểm cho kế hoạch phát triển ngắn hạn, trong đó có đền Borobudur, hồ Toba và các danh thắng khác, với mục tiêu không chỉ tăng số lượng mà còn phải truyền được cảm hứng về chất lượng và dịch vụ du lịch để thời gian lưu trú lâu hơn và mong muốn quay trở lại với Indonesia nhiều lần nữa của du khách nước ngoài.
Ngành du lịch Indonesia sẽ tăng cường tổ chức hoạt động du lịch bằng tàu biển và MICE (hình thức du lịch kết hợp với hội nghị và hội chợ triển lãm). Việc tổ chức MICE phải đáp ứng được yêu cầu của các sự kiện tầm khu vực và quốc tế, bởi hiện mới chỉ có 10% địa điểm ở Inđônêxia đáp ứng yêu cầu các sự kiện có từ 1.000-3.000 người tham dự.
Ngoài ra, ngành sẽ chú trọng đến vấn đề ẩm thực, tiến tới xây dựng được các món ăn truyền thống mang tính biểu tượng của quốc gia, thúc đầy cái gọi là “ẩm thực ngoại giao” thông qua giới thiệu các món ăn Inđônêxia ở các nhà hàng ở nước ngoài, phù hợp với khẩu vị của người nước ngoài song vẫn không làm mất đi bản sắc độc đáo của món ăn dân tộc.
Để thực hiện được những hướng phát triển chiến lược này, Bộ Du lịch và Kinh tế tế Sáng tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ Nông nghiệp, Thương mại, Công nghiệp và Ngoại giao.
Về kinh tế sáng tạo, bà Mari Elka Pangestu cho biết Indonesia sẽ tăng cường thúc đẩy ngành phát triển thông qua quyền sở hữu trí tuệ và các quy định ưu đãi về tài chính hoặc phi tài chính; cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp sáng tạo; dành không gian công cộng cho những hoạt động sáng tạo; xây dựng các công viên văn hóa tích hợp với sân khấu trình diễn, phòng triển lãm, phòng trưng bày, và thị trường nghệ thuật; tạo ra một hệ sinh thái bao gồm không gian công cộng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho tinh thần kinh doanh phát triển và hỗ trợ vốn cho các nghệ sỹ.
Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ tiên tiến và các xu hướng hiện đại vào hoạt động sản xuất, sáng tạo các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống nhằm nâng cao giá trị gia tăng cũng như giá trị tinh thần và nghệ thuật của các sản phẩm này./.
Việt Tú (TTXVN)