Liên hợp quốc đã kêu gọi phối hợp hành động toàn cầu để chống sa mạc hóa và suy thoái đất đai đang đe dọa nhân loại, thúc đẩy thực hiện Kế hoạch chiến lược 10 năm của Ủy ban Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) nhằm giảm tác động của hạn hán, cải tạo các vùng đất khô, khôi phục và duy trì độ phì nhiêu của đất.
Lời kêu gọi được đưa ra tại kỳ họp lần thứ 26 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Diễn đàn bộ trưởng môi trường toàn cầu ở thành phố Bon (Đức) và kỳ họp lần thứ 9 của UNCCD ở thủ đô Nairobi, Kenya.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, sa mạc hóa, suy thoái đất đai và hạn hán đã tác động đến 2 tỷ người ở 110 nước, chiếm 1/3 dân số thế giới, trong đó 90% là ở các nước thu nhập thấp, đồng thời cũng tác động tới 50% số gia súc toàn cầu và 44% hệ sinh thái trồng trọt của thế giới.
Thông điệp của Liên hợp quốc tại các diễn đàn nhấn mạnh, con đường thoát khỏi đói nghèo ngày càng phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên đang có nguy cơ bị mất như đất đai, nguồn nước và rừng.
Gần 1/4 diện tích thế giới đã bị suy thoái trong khoảng thời gian từ 1981-2003. Thiệt hại tài chính hàng năm lên tới 42 tỷ USD, tương đương với viện trợ phát triển chính thức cho châu Phi năm 2009.
UNCCD đã phát triển Hệ thống báo cáo và giám sát mới (PRAIS) để phối hợp các dữ liệu từ 192 nước trên toàn cầu về sa mạc hóa, hạn hán và suy thoái đất, đồng thời đánh giá những tiến triển của cuộc chiến chống sa mạc hóa. PRAIS sẽ giúp các nước xác định được xu hướng của tình trạng sa mạc hóa nhằm tạo ra sự đồng thuận liên chính phủ để đẩy mạnh cuộc chiến này./.
Lời kêu gọi được đưa ra tại kỳ họp lần thứ 26 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Diễn đàn bộ trưởng môi trường toàn cầu ở thành phố Bon (Đức) và kỳ họp lần thứ 9 của UNCCD ở thủ đô Nairobi, Kenya.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, sa mạc hóa, suy thoái đất đai và hạn hán đã tác động đến 2 tỷ người ở 110 nước, chiếm 1/3 dân số thế giới, trong đó 90% là ở các nước thu nhập thấp, đồng thời cũng tác động tới 50% số gia súc toàn cầu và 44% hệ sinh thái trồng trọt của thế giới.
Thông điệp của Liên hợp quốc tại các diễn đàn nhấn mạnh, con đường thoát khỏi đói nghèo ngày càng phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên đang có nguy cơ bị mất như đất đai, nguồn nước và rừng.
Gần 1/4 diện tích thế giới đã bị suy thoái trong khoảng thời gian từ 1981-2003. Thiệt hại tài chính hàng năm lên tới 42 tỷ USD, tương đương với viện trợ phát triển chính thức cho châu Phi năm 2009.
UNCCD đã phát triển Hệ thống báo cáo và giám sát mới (PRAIS) để phối hợp các dữ liệu từ 192 nước trên toàn cầu về sa mạc hóa, hạn hán và suy thoái đất, đồng thời đánh giá những tiến triển của cuộc chiến chống sa mạc hóa. PRAIS sẽ giúp các nước xác định được xu hướng của tình trạng sa mạc hóa nhằm tạo ra sự đồng thuận liên chính phủ để đẩy mạnh cuộc chiến này./.
(TTXVN/Vietnam+)