Sáng 5/3, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2012 và bàn phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban chủ trì hội nghị.
Theo số liệu báo cáo, tính đến hết năm 2012, số trường hợp nhiễm HIV còn sống là 210.700 trường hợp, số bệnh nhân AIDS còn sống là trên 61.600 người. Cộng dồn 22 năm qua (từ năm 1990 đến 2012) đã có trên 63.300 trường hợp tử vong do AIDS.
Riêng năm 2012, cả nước phát hiện trên 14.000 trường hợp nhiễm HIV, 6.700 bệnh nhân AIDS và hơn 2.000 người đã tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc là 239 người trên 100.000 dân. Tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất cả nước, tiếp đến là Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, cả nước hiện có trên 172.000 người nghiện, tăng khoảng 13.400 người, bằng 8,5% so với năm 2011. 60/63 địa phương có người nghiện. Số người nghiện đang ở cộng đồng chiếm 65%; số người đang cai nghiện trong các cơ sở chữa bệnh-giáo dục-lao động xã hội là 24%. Trong số người nghiện ma túy, nam giới chiếm đến 96%, tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, chiếm 50%. Theo báo cáo chưa đầy đủ, trong năm qua, đã có gần 47.000 lượt người được chữa trị cai nghiện.
Công tác điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone bước đầu đạt kết quả tích cực, được nhiều địa phương quan tâm chỉ đạo, góp phần giảm tỷ lệ tái nghiện, giảm các hành vi phạm tội do người nghiện gây ra và tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm. Sau 4 năm triển khai chương trình này, đã có trên 12.000 người thuộc 20 tỉnh thành phố tham gia, nhiều địa phương đề nghị tiếp tục mở rộng và xã hội hóa chương trình Methadone.
Nhiều phong trào, nhiều mô hình phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại cơ sở, cộng đồng dân cư đã phát huy hiệu quả như phong trào “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch,” "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, mô hình “Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân,” “Gia đình, dòng họ không có người vi phạm pháp luật,” “Vùng giáo an toàn”, câu lạc bộ “Văn hóa gia đình...”
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đóng góp ý kiến nhằm tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm, trong đó có việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục với những nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng; chú trọng việc cung cấp các dịch vụ kết nối, toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc, điều trị và hõ trợ cho các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, mở rộng điều trị Methadone tại cộng đồng, triển khai các chương trình can thiệp, giảm thiểu tác hại toàn diện trong phòng chống mại dâm, thí điểm cho phép hoạt động mại dâm có sự quản lý để giảm thiểu tác hại ở Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những nỗ lực cố gắng của các bộ, ngành, địa phương đã đạt được trong công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng những kết quả đạt được chưa thực sự bền vững, tình hình dịch HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm còn diễn biến phức tạp, tội phạm và tệ nạn ma túy chưa giảm, đồng thời là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm khác. HIV/AIDS vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Tệ nạn mại dâm vẫn diễn ra phức tạp, tinh vi dưới nhiều hình thức trá hình.
Nguyên nhân chủ quan của những tồn tại đó là do hệ thống chính trị chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật còn mang tính hình thức, chưa duy trì thường xuyên, liên tục, chưa phù hợp với đặc điểm từng đối tượng nên hiệu quả chưa cao. Nhận thức của các cấp, các ngành về công tác phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm chuyển biến chậm.Việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quốc gia và Ban chỉ đạo các cấp tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm; đẩy mạnh và làm thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân, đặc biệt trong giới trẻ, trong trường học về công tác này, có chế tài cần thiết để xử lý vi phạm. Tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, huy động các nguồn lực, nhất là nguồn tài trợ, nguồn lực xã hội, nguồn lực tại các địa phương và quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó.
Yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định thông tin, báo cáo để xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đúng tình hình phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, Phó Thủ tướng phê bình 9 địa phương chưa gửi báo cáo tổng kết năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, gồm: Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương, Hậu Giang.
Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, cung ứng, quản lý thuốc Methadone, đổi mới công tác cai nghiện ma túy theo hướng điều trị tự nguyện; triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và nghiên cứu triển khai ứng dụng các thuốc, phương pháp y học trong điều trị và phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, tập trung phòng chống ma túy qua biên giới, ma túy tổng hợp và quản lý tiền chất, xóa bỏ tái trồng cây có chất ma túy trên địa bàn các tỉnh miền núi.
Những nhiệm vụ cụ thể đã được Phó Thủ tướng giao cho các bộ, ngành chức năng, trong đó Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan triển khai phương án xã hội hóa công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động việc xóa bỏ cây có chứa chất ma túy và hướng dẫn xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế; các địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kiên trì các nhiệm vụ, giải pháp, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.
Năm 2013, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đề ra chỉ tiêu: giảm 5% số người nghiện ma túy so với năm 2012; 100% số người nghiện có hồ sơ quản lý; không để phát sinh tụ điểm phức tạp mới; giảm 5-10% số xã phường thị trấn có ma túy; phát hiện, triệt xóa 100% diện tích tái trồng cây có chất ma túy; Tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị ARV và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, mở rộng các dịch vụ xét nghiệm HIV; Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động can thiệp giảm hại, đặc biệt là chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban chủ trì hội nghị.
Theo số liệu báo cáo, tính đến hết năm 2012, số trường hợp nhiễm HIV còn sống là 210.700 trường hợp, số bệnh nhân AIDS còn sống là trên 61.600 người. Cộng dồn 22 năm qua (từ năm 1990 đến 2012) đã có trên 63.300 trường hợp tử vong do AIDS.
Riêng năm 2012, cả nước phát hiện trên 14.000 trường hợp nhiễm HIV, 6.700 bệnh nhân AIDS và hơn 2.000 người đã tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc là 239 người trên 100.000 dân. Tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất cả nước, tiếp đến là Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, cả nước hiện có trên 172.000 người nghiện, tăng khoảng 13.400 người, bằng 8,5% so với năm 2011. 60/63 địa phương có người nghiện. Số người nghiện đang ở cộng đồng chiếm 65%; số người đang cai nghiện trong các cơ sở chữa bệnh-giáo dục-lao động xã hội là 24%. Trong số người nghiện ma túy, nam giới chiếm đến 96%, tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, chiếm 50%. Theo báo cáo chưa đầy đủ, trong năm qua, đã có gần 47.000 lượt người được chữa trị cai nghiện.
Công tác điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone bước đầu đạt kết quả tích cực, được nhiều địa phương quan tâm chỉ đạo, góp phần giảm tỷ lệ tái nghiện, giảm các hành vi phạm tội do người nghiện gây ra và tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm. Sau 4 năm triển khai chương trình này, đã có trên 12.000 người thuộc 20 tỉnh thành phố tham gia, nhiều địa phương đề nghị tiếp tục mở rộng và xã hội hóa chương trình Methadone.
Nhiều phong trào, nhiều mô hình phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại cơ sở, cộng đồng dân cư đã phát huy hiệu quả như phong trào “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch,” "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, mô hình “Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân,” “Gia đình, dòng họ không có người vi phạm pháp luật,” “Vùng giáo an toàn”, câu lạc bộ “Văn hóa gia đình...”
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đóng góp ý kiến nhằm tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm, trong đó có việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục với những nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng; chú trọng việc cung cấp các dịch vụ kết nối, toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc, điều trị và hõ trợ cho các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, mở rộng điều trị Methadone tại cộng đồng, triển khai các chương trình can thiệp, giảm thiểu tác hại toàn diện trong phòng chống mại dâm, thí điểm cho phép hoạt động mại dâm có sự quản lý để giảm thiểu tác hại ở Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những nỗ lực cố gắng của các bộ, ngành, địa phương đã đạt được trong công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng những kết quả đạt được chưa thực sự bền vững, tình hình dịch HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm còn diễn biến phức tạp, tội phạm và tệ nạn ma túy chưa giảm, đồng thời là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm khác. HIV/AIDS vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Tệ nạn mại dâm vẫn diễn ra phức tạp, tinh vi dưới nhiều hình thức trá hình.
Nguyên nhân chủ quan của những tồn tại đó là do hệ thống chính trị chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật còn mang tính hình thức, chưa duy trì thường xuyên, liên tục, chưa phù hợp với đặc điểm từng đối tượng nên hiệu quả chưa cao. Nhận thức của các cấp, các ngành về công tác phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm chuyển biến chậm.Việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quốc gia và Ban chỉ đạo các cấp tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm; đẩy mạnh và làm thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân, đặc biệt trong giới trẻ, trong trường học về công tác này, có chế tài cần thiết để xử lý vi phạm. Tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, huy động các nguồn lực, nhất là nguồn tài trợ, nguồn lực xã hội, nguồn lực tại các địa phương và quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó.
Yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định thông tin, báo cáo để xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đúng tình hình phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, Phó Thủ tướng phê bình 9 địa phương chưa gửi báo cáo tổng kết năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, gồm: Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương, Hậu Giang.
Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, cung ứng, quản lý thuốc Methadone, đổi mới công tác cai nghiện ma túy theo hướng điều trị tự nguyện; triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và nghiên cứu triển khai ứng dụng các thuốc, phương pháp y học trong điều trị và phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, tập trung phòng chống ma túy qua biên giới, ma túy tổng hợp và quản lý tiền chất, xóa bỏ tái trồng cây có chất ma túy trên địa bàn các tỉnh miền núi.
Những nhiệm vụ cụ thể đã được Phó Thủ tướng giao cho các bộ, ngành chức năng, trong đó Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan triển khai phương án xã hội hóa công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động việc xóa bỏ cây có chứa chất ma túy và hướng dẫn xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế; các địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kiên trì các nhiệm vụ, giải pháp, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.
Năm 2013, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đề ra chỉ tiêu: giảm 5% số người nghiện ma túy so với năm 2012; 100% số người nghiện có hồ sơ quản lý; không để phát sinh tụ điểm phức tạp mới; giảm 5-10% số xã phường thị trấn có ma túy; phát hiện, triệt xóa 100% diện tích tái trồng cây có chất ma túy; Tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị ARV và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, mở rộng các dịch vụ xét nghiệm HIV; Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động can thiệp giảm hại, đặc biệt là chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)