Báo cáo "Hoạt động kinh tế của Canada năm 2012", được Hội đồng hội nghị Canada (Conference Board of Canada) công bố ngày 14/3 cho thấy xếp hạng kinh tế của Canada năm 2012 đã tăng 5 bậc, nhưng chủ yếu do sự suy giảm của các nước khác.
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn báo cáo trên cho biết trong năm 2012 Canada được xếp thứ hạng B và đứng thứ 6 trong số 16 nền kinh tế phát triển, gồm Australia, Nhật Bản, Mỹ, Canada và 12 nước châu Âu, về hoạt động kinh tế, tăng so với thứ 11 trong báo cáo trước cuộc suy thoái năm 2008.
Hội đồng hội nghị Canada cho biết trừ tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng việc làm, các chỉ số kinh tế khác như năng suất lao động và cạnh tranh thu hút đầu tư toàn cầu, Canada đang tụt hậu khá xa so với những nền kinh tế đứng đầu danh sách này. Bất chấp những thách thức kinh tế, Mỹ vẫn được xếp thứ 4 với năng suất lao động và mức sống cao hơn của Canada, trong khi Na Uy đứng thứ nhất và Australia đứng thứ hai, cùng được thứ hạng A.
Nhà kinh tế Kip Beckman của Hội đồng hội nghị Canada nhấn mạnh thứ hạng của Canada tăng lên không hoàn toàn phản ánh thành tích kinh tế của nước này. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Canada hiện chỉ đạt mức 2%, nhưng tỷ lệ này là "mơ ước" của nhiều nền kinh tế châu Âu.
Một trong những rào cản chủ chốt đối với nền kinh tế Canada là năng suất lao động, chỉ số thể hiện việc người lao động không chỉ làm việc chăm chỉ hơn, mà còn thông minh hơn. Việc đầu tư vào máy móc, thiết bị và công nghệ có thể cải thiện năng suất lao động, cũng như khuyến khích sáng chế. Năng suất lao động được cải thiện dẫn tới mức sống cao hơn.
Ông Beckman lưu ý rằng xếp hạng mức sống của Mỹ cao hơn của Canada khoảng 15%, chủ yếu là vì năng suất lao động tại Canada thấp hơn.
Những rào cản khác bao gồm thu nhập bình quân đầu người, đầu tư nước ngoài tại Canada và đầu tư của các công ty Canada ra nước ngoài. Na Uy hiện đứng đầu về thu nhập bình quân đầu người với 48.000 USD, trong khi mức thu nhập bình quân đầu người của Canada là 36.138 USD, đứng hạng C. Canada bị xếp hạng D về thu hút đầu tư nước ngoài, chủ yếu do những quan ngại về năng suất lao động, thuế và các quy định, trong khi Bỉ đứng đầu về chỉ số này.
Canada đứng hạng C về đầu tư của các công ty Canada ở nước ngoài, nhưng tụt hậu xa so với hai nước dẫn đầu là Bỉ và Thụy Sĩ.
Theo ông Beckman, thứ hạng cao của Australia chủ yếu là nhờ những quan hệ thương mại chặt chẽ của quốc gia này với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hiện có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, trong khi kinh tế Canađa chủ yếu gắn với Mỹ, quốc gia cũng có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 2%.
Hội đồng hội nghị Canada là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, chuyên nghiên cứu và phân tích các xu hướng, chính sách kinh tế. Báo cáo "Hoạt động kinh tế của Canada" được công bố hàng năm nhằm giúp xác định những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh tế-xã hội của Canada bằng cách thẩm định các thành tích của nước này trong 6 lĩnh vực là kinh tế, sáng chế, môi trường, giáo dục-kỹ năng, y tế và xã hội. Trong mỗi chỉ số, Hội đồng hội nghị Canada chia 4 thứ hạng A, B, C, D./.
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn báo cáo trên cho biết trong năm 2012 Canada được xếp thứ hạng B và đứng thứ 6 trong số 16 nền kinh tế phát triển, gồm Australia, Nhật Bản, Mỹ, Canada và 12 nước châu Âu, về hoạt động kinh tế, tăng so với thứ 11 trong báo cáo trước cuộc suy thoái năm 2008.
Hội đồng hội nghị Canada cho biết trừ tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng việc làm, các chỉ số kinh tế khác như năng suất lao động và cạnh tranh thu hút đầu tư toàn cầu, Canada đang tụt hậu khá xa so với những nền kinh tế đứng đầu danh sách này. Bất chấp những thách thức kinh tế, Mỹ vẫn được xếp thứ 4 với năng suất lao động và mức sống cao hơn của Canada, trong khi Na Uy đứng thứ nhất và Australia đứng thứ hai, cùng được thứ hạng A.
Nhà kinh tế Kip Beckman của Hội đồng hội nghị Canada nhấn mạnh thứ hạng của Canada tăng lên không hoàn toàn phản ánh thành tích kinh tế của nước này. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Canada hiện chỉ đạt mức 2%, nhưng tỷ lệ này là "mơ ước" của nhiều nền kinh tế châu Âu.
Một trong những rào cản chủ chốt đối với nền kinh tế Canada là năng suất lao động, chỉ số thể hiện việc người lao động không chỉ làm việc chăm chỉ hơn, mà còn thông minh hơn. Việc đầu tư vào máy móc, thiết bị và công nghệ có thể cải thiện năng suất lao động, cũng như khuyến khích sáng chế. Năng suất lao động được cải thiện dẫn tới mức sống cao hơn.
Ông Beckman lưu ý rằng xếp hạng mức sống của Mỹ cao hơn của Canada khoảng 15%, chủ yếu là vì năng suất lao động tại Canada thấp hơn.
Những rào cản khác bao gồm thu nhập bình quân đầu người, đầu tư nước ngoài tại Canada và đầu tư của các công ty Canada ra nước ngoài. Na Uy hiện đứng đầu về thu nhập bình quân đầu người với 48.000 USD, trong khi mức thu nhập bình quân đầu người của Canada là 36.138 USD, đứng hạng C. Canada bị xếp hạng D về thu hút đầu tư nước ngoài, chủ yếu do những quan ngại về năng suất lao động, thuế và các quy định, trong khi Bỉ đứng đầu về chỉ số này.
Canada đứng hạng C về đầu tư của các công ty Canada ở nước ngoài, nhưng tụt hậu xa so với hai nước dẫn đầu là Bỉ và Thụy Sĩ.
Theo ông Beckman, thứ hạng cao của Australia chủ yếu là nhờ những quan hệ thương mại chặt chẽ của quốc gia này với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hiện có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, trong khi kinh tế Canađa chủ yếu gắn với Mỹ, quốc gia cũng có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 2%.
Hội đồng hội nghị Canada là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, chuyên nghiên cứu và phân tích các xu hướng, chính sách kinh tế. Báo cáo "Hoạt động kinh tế của Canada" được công bố hàng năm nhằm giúp xác định những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh tế-xã hội của Canada bằng cách thẩm định các thành tích của nước này trong 6 lĩnh vực là kinh tế, sáng chế, môi trường, giáo dục-kỹ năng, y tế và xã hội. Trong mỗi chỉ số, Hội đồng hội nghị Canada chia 4 thứ hạng A, B, C, D./.
(TTXVN)