Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ

Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2018 đã tổ chức thể Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ảnh 1Nghi thức tế lễ tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Ngày 21/4 (tức ngày 6/3 năm Mậu Tuất) tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim và tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2018 đã tổ chức thể Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Trong không khí linh thiêng của những ngày giỗ Tổ, các vị lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và người dân đã thể hiện lòng thành kính, tri ân của con cháu Lạc Hồng đối với Tổ tiên - những người đã có công sinh thành ra cộng đồng dân tộc Việt, khởi dựng cơ đồ, mở mang bờ cõi.

Trước đó, tại đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân đã diễn ra phần tế do Đội tế xã Chu Hóa (thành phố Việt Trì) thực hiện trang nghiêm theo lễ nghi truyền thống, thể hiện lòng thành kính tri ân của con Lạc cháu Hồng đối với Tổ tiên - những người đã có công sinh thành ra cộng đồng dân tộc Việt, khởi dựng cơ đồ, mở mang bờ cõi, đặt nền móng vững chắc cho quốc gia, dân tộc Việt Nam.

[Sẵn sàng cho Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2018]

Cùng ngày, Ban Tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2018 đồng loạt tổ chức các hoạt động như trưng bày tư liệu, hiện vật với chủ đề “Lễ hội và tín ngưỡng vùng đất Tổ” tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì; trưng bày, giới thiệu quảng bá du lịch, các sản phầm đặc trưng của Phú Thọ; trưng bày ảnh đẹp Phú Thọ; đánh trống đồng, đâm đuống, múa lân tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Đặc biệt, vào lúc 18 giờ ngày 21/4, chương trình lễ hội đường phố và chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội Mậu Tuất 2018 sẽ diễn ra với chủ đề "Linh thiêng nguồn cội-Đất Tổ Hùng Vương."

Sau chương trình nghệ thuật là màn trình diễn pháo hoa tầm thấp kéo dài 15 phút tại bờ hồ Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.