Ngày 14/10, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã gửi Công điện số 40/CĐ-TW yêu cầu các tỉnh, thành phố ven biển từ Nghệ An đến Phú Yên; các bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Văn hóa-Thể thao và Du lịch chủ động đối phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và mưa, lũ ở khu vực miền Trung hiện nay.
Khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là vùng biển phía Nam Vĩ Tuyến 19 và phía Bắc Vĩ tuyến 14.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương hồi 13 giờ ngày 14/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 117,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49km/giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 13 giờ ngày 15/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 440km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Ngoài ra, sáng nay (14/10) không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, đêm nay không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác thuộc Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
Khoảng gần sáng và ngày mai (15/10) khối không khí lạnh này lại được tăng cường yếu trở lại. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở các tỉnh từ Nghệ An-Quảng Nam có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông; Gió đông bắc trên vịnh Bắc Bộ mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Theo báo cáo nhanh của Cơ quan thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng, tính đến ngày hôm nay (14/10) đã thông báo kêu gọi được 8.706 tàu thuyền/59.629 người biết vị trí, diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động di chuyển, phòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Cho tới thời điểm này, tuy lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long không gây thêm thiệt hại về người, những đã có tới 71.739 ngôi nhà bị ngập, tăng 2.179 nhà so với ngày hôm trước. Các địa phương trong khu vực đã huy động gần 65.000 lượt người chống lũ, gia cố trên 665.000m đê bao và tổ chức di rời 4.602 hộ dân ra khỏi vùng ngập lụt.
Trong những ngày tới mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên xuống chậm nhưng vẫn còn ở mức cao. Đến ngày 18/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 4,75m (trên báo động 3: 0,25m), tại Châu Đốc ở mức 4,2m (trên báo động 3: 0,2m); tại các trạm chính vùng nội đồng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên ở mức báo động 3 và trên báo động 3 từ 0,1-0,2m; sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa biến đổi chậm, đến ngày 18/10 ở mức 2,75m, trên báo động 3: 0,35m.
Đến cuối tháng 10, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn tiếp tục duy trì ở mức báo động 3 và trên báo động 3.
Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng, tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.
Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, các tỉnh chủ động cấm biển, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền về bờ, vào nơi neo đậu đảm bảo an toàn, đặc biệt đối với các tàu thuyền đang hoạt động ở khu vực biển Đông; chỉ đạo sẵn sàng triển khai phương án đối phó với các tình huống mưa lớn gây lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, an toàn đê điều, hồ đập, nhà cửa, kho tàng và các công trình đang thi công.
Mặt khác, các địa phương cần duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn./.
Khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là vùng biển phía Nam Vĩ Tuyến 19 và phía Bắc Vĩ tuyến 14.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương hồi 13 giờ ngày 14/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 117,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49km/giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 13 giờ ngày 15/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 440km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Ngoài ra, sáng nay (14/10) không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, đêm nay không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác thuộc Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
Khoảng gần sáng và ngày mai (15/10) khối không khí lạnh này lại được tăng cường yếu trở lại. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở các tỉnh từ Nghệ An-Quảng Nam có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông; Gió đông bắc trên vịnh Bắc Bộ mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Theo báo cáo nhanh của Cơ quan thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng, tính đến ngày hôm nay (14/10) đã thông báo kêu gọi được 8.706 tàu thuyền/59.629 người biết vị trí, diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động di chuyển, phòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Cho tới thời điểm này, tuy lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long không gây thêm thiệt hại về người, những đã có tới 71.739 ngôi nhà bị ngập, tăng 2.179 nhà so với ngày hôm trước. Các địa phương trong khu vực đã huy động gần 65.000 lượt người chống lũ, gia cố trên 665.000m đê bao và tổ chức di rời 4.602 hộ dân ra khỏi vùng ngập lụt.
Trong những ngày tới mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên xuống chậm nhưng vẫn còn ở mức cao. Đến ngày 18/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 4,75m (trên báo động 3: 0,25m), tại Châu Đốc ở mức 4,2m (trên báo động 3: 0,2m); tại các trạm chính vùng nội đồng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên ở mức báo động 3 và trên báo động 3 từ 0,1-0,2m; sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa biến đổi chậm, đến ngày 18/10 ở mức 2,75m, trên báo động 3: 0,35m.
Đến cuối tháng 10, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn tiếp tục duy trì ở mức báo động 3 và trên báo động 3.
Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng, tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.
Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, các tỉnh chủ động cấm biển, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền về bờ, vào nơi neo đậu đảm bảo an toàn, đặc biệt đối với các tàu thuyền đang hoạt động ở khu vực biển Đông; chỉ đạo sẵn sàng triển khai phương án đối phó với các tình huống mưa lớn gây lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, an toàn đê điều, hồ đập, nhà cửa, kho tàng và các công trình đang thi công.
Mặt khác, các địa phương cần duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)