Báo cáo chothấy, từ ngày 1/1/2009 đến ngày 30/6/2013, Bộ Tư pháp đã thẩm định mộtkhối lượng lớn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (1.428 văn bản), vớimức trung bình là 317 văn bản/năm, tương đương với 26 văn bản/tháng, gấp3 lần so với 10 năm trước.
Chất lượng thẩm định văn bản ngày càng đượcnâng cao; nội dung thẩm định xác đáng, có lập luận vững chắc về từng vấnđề theo yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; làm cơ sởđể cơ quan soạn thảo văn bản nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, nâng caochất lượng của dự thảo văn bản.
Thông qua thẩm định đã phát hiện nhiềuquy định của dự án, dự thảo văn bản không đúng thẩm quyền, còn mâuthuẫn, chồng chéo với các quy định pháp luật hiện hành hoặc có phạm vi,đối tượng điều chỉnh trùng nhau, từ đó kiến nghị cơ quan soạn thảo tiếpthu, chỉnh lý trước khi trình cơ quan cấp trên, góp phần bảo đảm sựthống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Phân tíchnhững mặt còn tồn tại, hạn chế, nhiều ý kiến đánh giá quy định của Luậtban hành văn bản quy phạm pháp luật về thời hạn thẩm định còn chưa phùhợp, nhất là đối với các dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, phạm viđiều chỉnh rộng, đòi hỏi cơ quan chủ trì thẩm định phải nghiên cứu kỹ đểcó thể đánh giá về tính khả thi, tính hợp lý của văn bản.
Công tác thẩmđịnh vẫn còn cắt khúc, thiếu gắn kết, đồng bộ giữa các lĩnh vực phápluật hoặc giữa nhiệm vụ thẩm định với các nhiệm vụ khác có liên quan. Sựphối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm định còn nhiềuhạn chế. Một số cơ quan chủ trì soạn thảo không mời đơn vị thẩm địnhtham gia quá trình tổng kết, khảo sát đánh giá thực trạng… nên dự thảogửi đến thẩm định còn nhiều vấn đề chưa tạo được sự đồng thuận.
Nhiều ýkiến cho rằng chất lượng thẩm định tuy đã được nâng cao một bước nhưngvẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý Nhà nước về công tác xây dựng phápluật trong tình hình mới; tính phản biện trong văn bản thẩm định chưacao; chưa tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng văn bản.
Việc thẩmđịnh một số điều ước quốc tế còn hạn chế, thiếu đầu tư nghiên cứu sosánh, rà soát các quy định của pháp luật quốc tế với hệ thống pháp luậtcủa Việt Nam để đánh giá mức độ tương thích của nội dung điều ước quốctế. Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định còn thiếu về số lượng, nhất lànhững cán bộ có trình độ chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm thực tiễn,gây quá tải công việc cho các đơn vị được giao thẩm định…
Đểnâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật,trước mắt trong thời gian còn lại của năm 2013 Bộ Tư pháp xác định khẩntrương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung trình Thủ tướng ban hành Quyết địnhthay thế Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế thẩm định dự án,dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Luật ban hành văn bản quyphạm pháp luật. Trong đó, quy định cụ thể hơn thẩm quyền của Bộ Tư pháptrong công tác thẩm định, trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ, các bộ,ngành bảo đảm để Bộ Tư pháp tham gia từ giai đoạn đầu của quá trình xâydựng dự thảo, giai đoạn chỉnh lý trình Thủ tướng Chính phủ…
Bộ xây dựngQuy chế phối hợp giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ thẩm định dựthảo văn bản quy phạm pháp luật và đơn vị có chức năng kiểm soát thủ tụchành chính, theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra văn bảnquy phạm pháp luật, nhằm tạo thành quy trình khép kín từ tiền kiểm đếnhậu kiểm; rà soát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị xây dựngpháp luật thuộc Bộ, làm cơ sở cho việc phân công các đơn vị tham gia xâydựng, góp ý, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tìnhtrạng chồng lấn, giao thoa như hiện nay…
Các giải pháp dàihạn từ nay đến năm 2016, Bộ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) về việc tăng thời gian thẩm địnhcác văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm đủ thời gian nghiên cứu kỹ, đủthời gian lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học; thành lập Hội đồngthẩm định hoặc Hội đồng tư vấn thẩm định với tất cả các văn bản quy phạmpháp luật là Nghị định; đề xuất xây dựng Nghị định của Chính phủ hoặcThông tư của Bộ Tư pháp hướng dẫn quy trình rút gọn trong việc xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật, nhất là các Nghị định…/.