Theo Đài Tiếng nói nước Nga, cuốn sách “Liên Xô-Việt Nam - 60 năm sát cánh” vừa được xuất bản tại Nga nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Việt, sự kiện lịch sử quan trọng được kỷ niệm tại cả hai nước.
Đây là cuốn sách do Học viện Viễn Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga và Hội hữu nghị Nga-Việt phối hợp xuất bản.
Nhóm tác giả gồm ông Anatoly Voronin và Evgeny Kobelev - hai nhà Việt Nam học nổi tiếng, đã cống hiến sức mình cho quan hệ hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế trong 60 năm qua.
Quá trình hợp tác trong suốt 60 năm giữa Nga và Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, khoa học, văn hóa, giáo dục và thể thao đã được ghi lại trong cuốn sách này.
“Từng giai đoạn khác nhau, trong quan hệ giữa hai nước chúng ta trên các phương diện hợp tác khác nhau đã đặt ra những nhiệm vụ mới, xuất hiện những vấn đề đôi khi không đơn giản. Nhưng chúng ta luôn tìm được cách giải quyết mọi vấn đề, thậm chí trong bối cảnh tình hình quốc tế và nội bộ nặng nề nhất," ông Anatoly Voronin nói.
Trong cuốn sách, các tác giả đã nêu nhiều ví dụ về sự hợp tác đó. Chẳng hạn, ngay sau khi quan hệ ngoại giao được thiết lập, Liên Xô đã gửi cho các vùng mới giải phóng của Việt Nam một lượng lớn thuốc kháng sinh để chống bệnh sốt rét. Những khẩu pháo Cachiusa nổi tiếng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống phátxít Đức đã góp phần đáng kể cho chiến thắng Điện Biên Phủ.
Và chỉ hai tuần sau khi Hà Nội được giải phóng, Đại sứ quán Liên Xô đã bắt đầu hoạt động.
Cho đến giai đoạn trước chiến tranh phá hoại của Mỹ, Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, nhà máy supe phốt phát Lâm Thao, mỏ apatít Lào Cai, nhà máy cơ khí Hà Nội, tổng cộng gần 80 xí nghiệp hiện đại vào thời kì đó, cho đến nay vẫn hoạt động hiệu quả.
Cuốn sách cũng nêu lên những giúp đỡ cụ thể của Liên xô đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi hoàn toàn.
Từ sau khi đất nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đến đầu thập niên 1990, Liên Xô vẫn tiếp tục giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, trong đó trước hết phải kể đến Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt-Xô Vietsovpetro, đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu trong ngành khai thác dầu khí tại Đông Nam Á.
Các trường đại học Liên Xô đã đào tạo hơn 30.000 cán bộ cho Việt Nam, trong đó có hơn 3.500 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Nhiều cựu sinh viên từng theo học các trường Liên Xô đã giữ những trọng trách tại Việt Nam.
Trong điều kiện lịch sử mới, hai nước đã khắc phục sự trì trệ trong quan hệ. Nga là nước đầu tiên mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao trong nguyên tắc khuôn khổ mới - quan hệ đối tác chiến lược.
Hiện nay, nhiệm vụ đặt ra trước hai nước là tăng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD./.
Đây là cuốn sách do Học viện Viễn Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga và Hội hữu nghị Nga-Việt phối hợp xuất bản.
Nhóm tác giả gồm ông Anatoly Voronin và Evgeny Kobelev - hai nhà Việt Nam học nổi tiếng, đã cống hiến sức mình cho quan hệ hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế trong 60 năm qua.
Quá trình hợp tác trong suốt 60 năm giữa Nga và Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, khoa học, văn hóa, giáo dục và thể thao đã được ghi lại trong cuốn sách này.
“Từng giai đoạn khác nhau, trong quan hệ giữa hai nước chúng ta trên các phương diện hợp tác khác nhau đã đặt ra những nhiệm vụ mới, xuất hiện những vấn đề đôi khi không đơn giản. Nhưng chúng ta luôn tìm được cách giải quyết mọi vấn đề, thậm chí trong bối cảnh tình hình quốc tế và nội bộ nặng nề nhất," ông Anatoly Voronin nói.
Trong cuốn sách, các tác giả đã nêu nhiều ví dụ về sự hợp tác đó. Chẳng hạn, ngay sau khi quan hệ ngoại giao được thiết lập, Liên Xô đã gửi cho các vùng mới giải phóng của Việt Nam một lượng lớn thuốc kháng sinh để chống bệnh sốt rét. Những khẩu pháo Cachiusa nổi tiếng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống phátxít Đức đã góp phần đáng kể cho chiến thắng Điện Biên Phủ.
Và chỉ hai tuần sau khi Hà Nội được giải phóng, Đại sứ quán Liên Xô đã bắt đầu hoạt động.
Cho đến giai đoạn trước chiến tranh phá hoại của Mỹ, Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, nhà máy supe phốt phát Lâm Thao, mỏ apatít Lào Cai, nhà máy cơ khí Hà Nội, tổng cộng gần 80 xí nghiệp hiện đại vào thời kì đó, cho đến nay vẫn hoạt động hiệu quả.
Cuốn sách cũng nêu lên những giúp đỡ cụ thể của Liên xô đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi hoàn toàn.
Từ sau khi đất nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đến đầu thập niên 1990, Liên Xô vẫn tiếp tục giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, trong đó trước hết phải kể đến Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt-Xô Vietsovpetro, đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu trong ngành khai thác dầu khí tại Đông Nam Á.
Các trường đại học Liên Xô đã đào tạo hơn 30.000 cán bộ cho Việt Nam, trong đó có hơn 3.500 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Nhiều cựu sinh viên từng theo học các trường Liên Xô đã giữ những trọng trách tại Việt Nam.
Trong điều kiện lịch sử mới, hai nước đã khắc phục sự trì trệ trong quan hệ. Nga là nước đầu tiên mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao trong nguyên tắc khuôn khổ mới - quan hệ đối tác chiến lược.
Hiện nay, nhiệm vụ đặt ra trước hai nước là tăng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD./.
(TTXVN/Vietnam+)