Tiền châu Á giảm giá

Nhiều đồng tiền châu Á cùng đồng loạt giảm giá

Do lo ngại cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ trở nên tồi tệ hơn, nhiều đồng tiền của thị trường đang nổi ở châu Á đồng loạt giảm giá.
Các đồng tiền châu Á gần đây đã đồngloạt giảm giá, dẫn đầu là đồng ringgit của Malaysia và đồng đôla Singapore.

Chính vì lo ngại cuộckhủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ trở nên tồi tệ hơn mà nhu cầu đối với các đồng tiền của thị trường đang nổi giảm hẳn.

Đồng ringgit đã xuống tới mứcthấp nhất trong hai tháng qua và đồng đôla Singapore liên tục mất giá trong mộttháng, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nói việc không nâng mức trần nợ củaChính phủ Mỹ vào đầu tháng Tám tới có thể sẽ phá vỡ hệ thống tài chính toàn cầuvà đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào một cuộc suy thoái khác.

Trong ngày19/5, nhiều đồng tiền châu Á đã đồng loạt giảm giá, trong đó đồng ringgit giảm1%, đồng đôla Singapore giảm 0,7%, đồng rupee Ấn Độ giảm 0,5%, đồng won Hàn Quốcgiảm 0,4%, đồng peso Philippines giảm 0,4%, đồng rupiah Indonesia cũng giảm0,2%, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm 0,13% và đồng đôla Đài Loan giảm0,4%.

Theo dự báo của Bloomberg, đà giảm giá của đồng ringgit có thể được hãmphanh, nhờ kinh tế Malaysia tăng trưởng nhanh trong quý 1/2011.

Báo cáo của Ngânhàng Trung ương Malaysia hôm 18/5 cho thấy kinh tế nước này tăng trưởng 4,9%trong quý 1 năm nay, so với mức tăng 4,8% của quý trước.

Đồng rupee giảm giá saukhi những số liệu cho thấy giá bán buôn trong tháng Tư vừa qua tăng 8,66% so vớicùng kỳ năm trước.

Tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ có thể chậm lại còn khoảng 8%trong năm nay, so với 8,6% của năm ngoái. Lạm phát gia tăng và tăng trưởng kinhtế chậm lại là điều gây lo ngại cho đồng rupee.

Đồng won đã giảm giá sau khiNgân hàng Trung ương Hàm Quốc đưa ra quyết định không mong đợi là giữ nguyên mứclãi suất cơ bản 3% hồi tuần trước.

Tính tới thời điểm này, Hy Lạp đã nợ các chínhphủ châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế 155 tỷ USD.

Các chủ nợ châu Âu, dẫn đầu làĐức, đang yêu cầu Hy Lạp cắt giảm ngân sách hơn nữa để có thể cho nước này vaythêm hoặc gia hạn nợ, đồng thời đang cân nhắc liệu có yêu cầu những người đangnắm giữ trái phiếu chia sẻ chi phí hay không./.

Thanh Thủy (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục