Núi lửa Merapi của Indonesia lại phun trào khí nóng, lan xa 2km

Núi Merapi hiện đang ở cấp độ nguy hiểm thứ 3, do vậy người dân cần tránh xa ngọn núi này trong phạm vi 5km tính từ miệng núi lửa, đề phòng trường hợp dung nham phun xa tới 3km tính từ đỉnh núi.
Núi lửa Merapi của Indonesia lại phun trào khí nóng, lan xa 2km ảnh 1Bức ảnh chụp vào ngày 5/3/2021, cho thấy vật chất phun ra từ núi lửa Merapi, nhìn từ làng Tunggul Arum, quận Sleman ở Yogyakarta, Indonesia. (Nguồn: weather.com)

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ về phòng chống thảm họa địa chất của Indonesia ngày 17/6 cho biết ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất của nước này Merapi đã phun ra những luồng khí nóng vào lúc 7h10' sáng (giờ địa phương) với cột khí nóng lan xa tới 2km về phía Tây Nam và đợt phun trào này diễn ra trong 191 giây.

Theo trung tâm, núi Merapi hiện đang ở cấp độ nguy hiểm thứ 3, do vậy người dân cần tránh xa ngọn núi này trong phạm vi 5km tính từ miệng núi lửa, đề phòng trường hợp dung nham phun xa tới 3km tính từ đỉnh núi.

[CHDC Congo lo ngại dòng dung nham ngầm của núi lửa Nyiragongo]

Cũng theo cơ quan trên, do ảnh hưởng của vụ núi lửa phun trào nói trên, Chính phủ Indonesia đã đình chỉ các hoạt động du lịch và khai khoáng tại những khu vực trong phạm vi 5km tính từ núi lửa.

Trước đó vài ngày, núi lửa Merapi cũng đã phun trào 3 lần, thổi lên không trung những luồng khí nóng cao tới 2km.

Núi lửa Merapi cao 2.968m nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Yogyakarta và Trung Java, cũng là một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất thế giới.

Vụ phun trào lớn gần nhất của Merapi xảy ra hồi năm 2010 khiến hơn 300 người thiệt mạng và 280.000 người phải sơ tán. Đó cũng là lần phun trào mạnh nhất của núi lửa Merapi kể từ vụ phun trào năm 1930 đã cướp đi sinh mạng của 1.300 người./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.