Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 18/12 đã cảnh báo các Thượng nghị sỹ nước này rằng việc không phê chuẩn được Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới với Nga ngay trong năm nay có thể làm thụt lùi mối quan hệ với Mátxcơva, đối thủ của Washington thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Phát biểu định kỳ hàng tuần trên đài phát thanh, Tổng thống Obama cho rằng: "Nếu không thông qua START mới, chúng ta có nguy cơ làm thụt lùi những tiến triển đã đạt được trong quan hệ với Nga, nước đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ chống lại Iran, bảo đảm các nguyên liệu hạt nhân không rơi vào tay chủ nghĩa khủng bố và hỗ trợ cho binh sỹ của chúng ta tại Aíghanistan. "
"Chúng ta cũng sẽ đối mặt với nguy cơ vị thế lãnh đạo của Mỹ bị xói mòn, không chỉ trong vấn đề phổ biến hạt nhân, mà còn trong hàng loạt thách thức toàn cầu khác," ông nói.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới, được Tổng thống Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev ký tại thủ đô Praha của Cộng hòa Séc hồi tháng 4/2010, hạn chế số đầu đạn tối đa mỗi nước triển khai là 1.550, giảm khoảng 30% so với mức giới hạn vào năm 2002.
Hiệp ước START mới cần được Quốc hội Nga và Mỹ phê chuẩn để chính thức có hiệu lực./.
Phát biểu định kỳ hàng tuần trên đài phát thanh, Tổng thống Obama cho rằng: "Nếu không thông qua START mới, chúng ta có nguy cơ làm thụt lùi những tiến triển đã đạt được trong quan hệ với Nga, nước đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ chống lại Iran, bảo đảm các nguyên liệu hạt nhân không rơi vào tay chủ nghĩa khủng bố và hỗ trợ cho binh sỹ của chúng ta tại Aíghanistan. "
"Chúng ta cũng sẽ đối mặt với nguy cơ vị thế lãnh đạo của Mỹ bị xói mòn, không chỉ trong vấn đề phổ biến hạt nhân, mà còn trong hàng loạt thách thức toàn cầu khác," ông nói.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới, được Tổng thống Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev ký tại thủ đô Praha của Cộng hòa Séc hồi tháng 4/2010, hạn chế số đầu đạn tối đa mỗi nước triển khai là 1.550, giảm khoảng 30% so với mức giới hạn vào năm 2002.
Hiệp ước START mới cần được Quốc hội Nga và Mỹ phê chuẩn để chính thức có hiệu lực./.
(TTXVN/Vietnam+)