Ngày 6/2, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius kêu gọi Liên hợp quốc triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình tới Mali vào tháng 4 tới để tiếp quản hoạt động của lực lượng Pháp tại quốc gia Tây Phi này.
Phát biểu với các phóng viên tại thủ đô Paris, Ngoại trưởng Pháp Fabius nói: "Một khi tình hình an ninh tại Mali được đảm bảo, nước này có thể được đặt dưới cơ cấu khung hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Điều này không có nghĩa là chúng tôi sẽ rời khỏi Mali, mà có thể giảm bớt số binh sĩ Pháp tại nước này để chú trọng hơn vào việc phát hiện những phần tử khủng bố."
Ngoại trưởng Fabius cũng đồng thời nhắc lại rằng các binh sỹ Pháp sẽ không ở lại Mali lâu dài và lực lượng châu Phi với sự ủy nhiệm của Liên hợp quốc cần được triển khai nhanh tại Mali để tiếp quản nhiệm vụ của lực lượng Pháp. Pháp có kế hoạch bắt đầu rút 4.000 binh sĩ khỏi Mali vào tháng 3 tới.
Kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Mali ngày 11/1, lực lượng Pháp đã giúp chính quyền Mali giành lại các thị trấn chiến lược và gây thiệt hại nặng nề cho phiến quân Hồi giáo. Tuy nhiên, lực lượng Pháp dù đã đẩy phiến quân Hồi giáo ngược lại vùng núi hẻo lánh nằm gần biên giới với Angiêri, nhưng vẫn bị tấn công tại các vùng mới giành lại được.
Cùng ngày, phát biểu với các phóng viên tại Geneva (Thụy Sĩ), Điều phối viên nhân đạo khu vực Sahel thuộc Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo Liên hợp quốc (OCHA), David Gressly cho biết OCHA và các đối tác nhân đạo đã tiếp cận tới miền Trung và đang tìm cách tiếp cận sâu hơn vào toàn miền Bắc Mali - nơi có khoảng 500.000 người hiện đang thiếu lương thực và cần được hỗ trợ.
Theo OCHA, xung đột tại Mali đã khiến khoảng 30.000 người phải rời bỏ nhà cửa và hơn 4,3 triệu người cần viện trợ nhân đạo./.
Phát biểu với các phóng viên tại thủ đô Paris, Ngoại trưởng Pháp Fabius nói: "Một khi tình hình an ninh tại Mali được đảm bảo, nước này có thể được đặt dưới cơ cấu khung hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Điều này không có nghĩa là chúng tôi sẽ rời khỏi Mali, mà có thể giảm bớt số binh sĩ Pháp tại nước này để chú trọng hơn vào việc phát hiện những phần tử khủng bố."
Ngoại trưởng Fabius cũng đồng thời nhắc lại rằng các binh sỹ Pháp sẽ không ở lại Mali lâu dài và lực lượng châu Phi với sự ủy nhiệm của Liên hợp quốc cần được triển khai nhanh tại Mali để tiếp quản nhiệm vụ của lực lượng Pháp. Pháp có kế hoạch bắt đầu rút 4.000 binh sĩ khỏi Mali vào tháng 3 tới.
Kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Mali ngày 11/1, lực lượng Pháp đã giúp chính quyền Mali giành lại các thị trấn chiến lược và gây thiệt hại nặng nề cho phiến quân Hồi giáo. Tuy nhiên, lực lượng Pháp dù đã đẩy phiến quân Hồi giáo ngược lại vùng núi hẻo lánh nằm gần biên giới với Angiêri, nhưng vẫn bị tấn công tại các vùng mới giành lại được.
Cùng ngày, phát biểu với các phóng viên tại Geneva (Thụy Sĩ), Điều phối viên nhân đạo khu vực Sahel thuộc Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo Liên hợp quốc (OCHA), David Gressly cho biết OCHA và các đối tác nhân đạo đã tiếp cận tới miền Trung và đang tìm cách tiếp cận sâu hơn vào toàn miền Bắc Mali - nơi có khoảng 500.000 người hiện đang thiếu lương thực và cần được hỗ trợ.
Theo OCHA, xung đột tại Mali đã khiến khoảng 30.000 người phải rời bỏ nhà cửa và hơn 4,3 triệu người cần viện trợ nhân đạo./.
(TTXVN)