Các nhóm đối lập chính tại Bahrain đã rút lại một số điều kiện cho đàm phán với chính phủ nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng đã khiến các nước láng giềng đưa quân vào quốc gia Vùng Vịnh trên và làm gia tăng căng thẳng tại khu vực xuất khẩu dầu mỏ này.
Trong một tuyên bố đưa ra tối 19/3, các nhóm đối lập, đứng đầu là Wefaq, đảng đối lập lớn nhất của người Hồi giáo dòng Shiite tại Bahrain, đã kêu gọi lực lượng an ninh trả tự do cho tất cả những người bị bắt giữ, chấm dứt trấn áp và yêu cầu quân đội nước ngoài rút về nước để có thể bắt đầu các cuộc đàm phán.
Tuyên bố nhấn mạnh cần một "bầu không khí lành mạnh" để khởi động đối thoại chính trị giữa hai bên dựa trên một nền tảng có thể đưa đất nước hướng tới nền dân chủ thực sự. Như vậy, phe đối lập đã rút lại rất nhiều điều kiện đầy tham vọng mà họ nêu ra hồi tuần trước để đàm phán, trong đó có việc thành lập một chính phủ mới và một hội đồng đặc biệt để sửa đổi Hiến pháp.
Động thái trên của phe đối lập tại Bahrain được đưa ra sau khi các lực lượng Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) được triển khai đến nước này để giúp bình ổn tình hình tại đây theo đề nghị của Chính phủ Manama.
Đầu tuần này, khoảng 1.000 binh lính của Arập Xêút và 500 cảnh sát của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất đã có mặt tại Bahrain.
Trước đó, ngày 17/3, đại sứ Kuwait tại Bahrain thông báo hải quân Kuwait sẽ đến Bahrain trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bảo vệ vùng lãnh hải của nước này./.
Trong một tuyên bố đưa ra tối 19/3, các nhóm đối lập, đứng đầu là Wefaq, đảng đối lập lớn nhất của người Hồi giáo dòng Shiite tại Bahrain, đã kêu gọi lực lượng an ninh trả tự do cho tất cả những người bị bắt giữ, chấm dứt trấn áp và yêu cầu quân đội nước ngoài rút về nước để có thể bắt đầu các cuộc đàm phán.
Tuyên bố nhấn mạnh cần một "bầu không khí lành mạnh" để khởi động đối thoại chính trị giữa hai bên dựa trên một nền tảng có thể đưa đất nước hướng tới nền dân chủ thực sự. Như vậy, phe đối lập đã rút lại rất nhiều điều kiện đầy tham vọng mà họ nêu ra hồi tuần trước để đàm phán, trong đó có việc thành lập một chính phủ mới và một hội đồng đặc biệt để sửa đổi Hiến pháp.
Động thái trên của phe đối lập tại Bahrain được đưa ra sau khi các lực lượng Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) được triển khai đến nước này để giúp bình ổn tình hình tại đây theo đề nghị của Chính phủ Manama.
Đầu tuần này, khoảng 1.000 binh lính của Arập Xêút và 500 cảnh sát của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất đã có mặt tại Bahrain.
Trước đó, ngày 17/3, đại sứ Kuwait tại Bahrain thông báo hải quân Kuwait sẽ đến Bahrain trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bảo vệ vùng lãnh hải của nước này./.
(TTXVN/Vietnam+)