Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 3/8 đã họp khẩn cấp theo đề nghị của Lebanon để thảo luận về vụ giao tranh xảy ra cùng ngày giữa binh sĩ Lebanon và Israel tại khu vực biên giới hai nước.
Hội nghị diễn ra vào trưa 3/8 (khoảng 23 giờ Hà Nội), dưới sự chủ trì của Nga, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an trong tháng tám.
Tại cuộc họp, người đứng đầu Lực lượng gìn giữ hòa bình lâm thời của Liên hợp quốc tại Lebanon (UNIFIL) Alain Le Roy đã báo cáo vắn tắt về những diễn biến tại khu vực biên giới Israel-Lebanon.
Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đều bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về vụ đụng độ này, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế tối đa tránh leo thang bạo lực.
Các thành viên Hội đồng Bảo an bày tỏ mong muốn UNIFIL hoàn tất cuộc điều tra về vụ việc này nhằm ngăn chặn tái diễn xung đột trong tương lai.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley cho biết Washington đặc biệt quan ngại về vụ giao tranh nêu trên và đang liên lạc với Beirut, Tel Aviv và UNIFIL để xác định rõ tình hình. Mỹ kêu gọi cả hai bên kiềm chế tối đa để tránh leo thang bạo lực và duy trì lệnh ngừng bắn hiện nay.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) Catherinee Ashton "bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ giao tranh ở biên giới Israel-Lebanon và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa, lập tức thực hiện các biện pháp ngăn chặn căng thẳng và bạo lực leo thang dưới bất kỳ hình thức nào."
Trong khi đó, Liên đoàn Arập (AL) lên án "hành động xâm phạm của Israel" tại biên giới Lebanon và thúc giục cộng đồng quốc tế có hành động trước tình hình nghiêm trọng hiện nay. Chánh Văn phòng Tổng thư ký AL, ông Hisham Youssef nhấn mạnh hành động xâm phạm của Israel "đáng bị lên án và không thể chấp nhận được."
Hãng thông tấn nhà nước MENA của Ai Cập đưa tin Bộ Ngoại giao nước này ngày 3/8 đã liên lạc với Mỹ, Pháp và Liên hợp quốc để kêu gọi can thiệp ngay lập tức nhằm ngăn chặn hành động tấn công của Israel vào Lebanon.
Cairo kêu gọi các bên liên quan gia tăng sức ép đối với Israel và không để xung đột quân sự ở miền Nam Lebanon leo thang. Ngoại trưởng Ai Cập Ahmed Abul-Gheit đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Lebanon Saad Hariri, khẳng định Cairo hoàn toàn ủng hộ Beirut trong vụ việc này.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng tuyên bố ủng hộ Lebanon trước các cuộc tấn công quân sự của Israel. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Lebanon Michel Suleiman, ông Assad cũng cáo buộc Nhà nước Do Thái đang cố tình gây mất an ninh tại Lebanon và khu vực.
Cùng ngày, thủ lĩnh Phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Lebanon, ông Sayyed Hassan Nasrallah tuyên bố "sẽ không để yên nếu Israel lại tấn công quân đội Lebanon."
Ông Nasrallah cho biết ông đã lệnh cho các tay súng Hezbollah không manh động, song cảnh báo: "Từ giờ trở đi nếu quân đội Lebanon bị tấn công ở bất cứ đâu, Hezbollah sẽ có mặt ở đó. Hezbollah sẽ chặt đứt bàn tay Israel tấn công quân đội Lebanon."
Cả Israel và Lebanon đều đổ lỗi cho nhau gây ra vụ tấn công vũ trang ngày 3/8 làm ba binh sĩ và một nhà báo Lebanon cùng Trung tá Quân đội Israel Dov Harari thiệt mạng. Hai bên đồng thời cáo buộc nhau vi phạm Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chấm dứt cuộc chiến giữa Israel và Phong trào Hezbollah năm 2006.
Cuộc chiến kết thúc ngày 14/8/2006 sau 34 ngày giao tranh, với 1.200 người Lebanon và 158 người Israel thiệt mạng. Nghị quyết 1701 cấm sử dụng tất cả các loại vũ khí trái phép giữa sông Litani và giới tuyến Xanh giữa Israel và Lebanon do Liên hợp quốc kiểm soát./.
Hội nghị diễn ra vào trưa 3/8 (khoảng 23 giờ Hà Nội), dưới sự chủ trì của Nga, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an trong tháng tám.
Tại cuộc họp, người đứng đầu Lực lượng gìn giữ hòa bình lâm thời của Liên hợp quốc tại Lebanon (UNIFIL) Alain Le Roy đã báo cáo vắn tắt về những diễn biến tại khu vực biên giới Israel-Lebanon.
Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đều bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về vụ đụng độ này, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế tối đa tránh leo thang bạo lực.
Các thành viên Hội đồng Bảo an bày tỏ mong muốn UNIFIL hoàn tất cuộc điều tra về vụ việc này nhằm ngăn chặn tái diễn xung đột trong tương lai.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley cho biết Washington đặc biệt quan ngại về vụ giao tranh nêu trên và đang liên lạc với Beirut, Tel Aviv và UNIFIL để xác định rõ tình hình. Mỹ kêu gọi cả hai bên kiềm chế tối đa để tránh leo thang bạo lực và duy trì lệnh ngừng bắn hiện nay.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) Catherinee Ashton "bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ giao tranh ở biên giới Israel-Lebanon và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa, lập tức thực hiện các biện pháp ngăn chặn căng thẳng và bạo lực leo thang dưới bất kỳ hình thức nào."
Trong khi đó, Liên đoàn Arập (AL) lên án "hành động xâm phạm của Israel" tại biên giới Lebanon và thúc giục cộng đồng quốc tế có hành động trước tình hình nghiêm trọng hiện nay. Chánh Văn phòng Tổng thư ký AL, ông Hisham Youssef nhấn mạnh hành động xâm phạm của Israel "đáng bị lên án và không thể chấp nhận được."
Hãng thông tấn nhà nước MENA của Ai Cập đưa tin Bộ Ngoại giao nước này ngày 3/8 đã liên lạc với Mỹ, Pháp và Liên hợp quốc để kêu gọi can thiệp ngay lập tức nhằm ngăn chặn hành động tấn công của Israel vào Lebanon.
Cairo kêu gọi các bên liên quan gia tăng sức ép đối với Israel và không để xung đột quân sự ở miền Nam Lebanon leo thang. Ngoại trưởng Ai Cập Ahmed Abul-Gheit đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Lebanon Saad Hariri, khẳng định Cairo hoàn toàn ủng hộ Beirut trong vụ việc này.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng tuyên bố ủng hộ Lebanon trước các cuộc tấn công quân sự của Israel. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Lebanon Michel Suleiman, ông Assad cũng cáo buộc Nhà nước Do Thái đang cố tình gây mất an ninh tại Lebanon và khu vực.
Cùng ngày, thủ lĩnh Phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Lebanon, ông Sayyed Hassan Nasrallah tuyên bố "sẽ không để yên nếu Israel lại tấn công quân đội Lebanon."
Ông Nasrallah cho biết ông đã lệnh cho các tay súng Hezbollah không manh động, song cảnh báo: "Từ giờ trở đi nếu quân đội Lebanon bị tấn công ở bất cứ đâu, Hezbollah sẽ có mặt ở đó. Hezbollah sẽ chặt đứt bàn tay Israel tấn công quân đội Lebanon."
Cả Israel và Lebanon đều đổ lỗi cho nhau gây ra vụ tấn công vũ trang ngày 3/8 làm ba binh sĩ và một nhà báo Lebanon cùng Trung tá Quân đội Israel Dov Harari thiệt mạng. Hai bên đồng thời cáo buộc nhau vi phạm Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chấm dứt cuộc chiến giữa Israel và Phong trào Hezbollah năm 2006.
Cuộc chiến kết thúc ngày 14/8/2006 sau 34 ngày giao tranh, với 1.200 người Lebanon và 158 người Israel thiệt mạng. Nghị quyết 1701 cấm sử dụng tất cả các loại vũ khí trái phép giữa sông Litani và giới tuyến Xanh giữa Israel và Lebanon do Liên hợp quốc kiểm soát./.
(TTXVN/Vietnam+)