Nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) về rừng Amazon ở Nam Mỹ đã cảnh báo rằng khu rừng nhiệt đới được coi là lá phổi của hành tinh này có thể mất 2/3 diện tích trong vòng 65 năm nữa nếu tốc độ tàn phá rừng tiếp tục như hiện nay.
Nghiên cứu này của WB là công trình của các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu của Nhật Bản, Brazil, Anh, Mỹ và Đức.
Ông Thomas Lovejoy, nhà sinh học nhiệt đới hàng đầu thế giới của Mỹ và hiện là cố vấn về đa dạng sinh học của WB, cho rằng nạn phá rừng, biến đổi khí hậu và cháy rừng là 3 thủ phạm chính tận diệt và phá hoại hệ địa chất thủy văn độc đáo của rừng Amazon.
Hệ địa chất thủy văn độc đáo này đã tạo ra hơn một nửa lượng mưa nhiệt đới ở chính rừng Amazon và các khu vực lân cận đồng thời làm phong phú đa dạng sinh học ở Nam Mỹ. Một hécta rừng Amazon chứa tới 900 tấn thực vật sống, trong đó có hơn 750 loài cây và 1.500 loài thực vật khác.
Một hồ nhỏ trong rừng Amazon chứa số loài cá lớn hơn số loài cá ở các sông ở châu Âu. Hơn 2.000 loài cá được nhận dạng ở khu vực rừng Amazon, nhiều hơn số loài cá ở Đại Tây dương. Rừng Amazon và dãy núi Anđét là nơi cư trú của hơn một nửa số loài động và thực vật trên thế giới.
Theo nghiên cứu của WB, rừng Amazon hiện đã mất 17-18% diện tích và nạn phá rừng Amazon chiếm tới 20% số nguyên nhân gây biến đổi khí hậu Trái Đất và cũng đang làm giảm nghiêm trọng khả năng tạo mưa nhiệt đới của vùng rừng này.
Nghiên cứu cảnh báo rừng Amazon cuối cùng có thể trở thành hoang mạc sau các vụ cháy rừng, sự tàn phá của con người, đa dạng sinh học bị mất và thải khí CO2 vào khí quyển. Trước cuối thế kỷ này, nhiều loài động thực vật sẽ bị tuyệt chủng sau nhiều triệu năm sinh sống trong rừng rậm Amazon do môi trường sống của chúng không còn tồn tại./.
Nghiên cứu này của WB là công trình của các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu của Nhật Bản, Brazil, Anh, Mỹ và Đức.
Ông Thomas Lovejoy, nhà sinh học nhiệt đới hàng đầu thế giới của Mỹ và hiện là cố vấn về đa dạng sinh học của WB, cho rằng nạn phá rừng, biến đổi khí hậu và cháy rừng là 3 thủ phạm chính tận diệt và phá hoại hệ địa chất thủy văn độc đáo của rừng Amazon.
Hệ địa chất thủy văn độc đáo này đã tạo ra hơn một nửa lượng mưa nhiệt đới ở chính rừng Amazon và các khu vực lân cận đồng thời làm phong phú đa dạng sinh học ở Nam Mỹ. Một hécta rừng Amazon chứa tới 900 tấn thực vật sống, trong đó có hơn 750 loài cây và 1.500 loài thực vật khác.
Một hồ nhỏ trong rừng Amazon chứa số loài cá lớn hơn số loài cá ở các sông ở châu Âu. Hơn 2.000 loài cá được nhận dạng ở khu vực rừng Amazon, nhiều hơn số loài cá ở Đại Tây dương. Rừng Amazon và dãy núi Anđét là nơi cư trú của hơn một nửa số loài động và thực vật trên thế giới.
Theo nghiên cứu của WB, rừng Amazon hiện đã mất 17-18% diện tích và nạn phá rừng Amazon chiếm tới 20% số nguyên nhân gây biến đổi khí hậu Trái Đất và cũng đang làm giảm nghiêm trọng khả năng tạo mưa nhiệt đới của vùng rừng này.
Nghiên cứu cảnh báo rừng Amazon cuối cùng có thể trở thành hoang mạc sau các vụ cháy rừng, sự tàn phá của con người, đa dạng sinh học bị mất và thải khí CO2 vào khí quyển. Trước cuối thế kỷ này, nhiều loài động thực vật sẽ bị tuyệt chủng sau nhiều triệu năm sinh sống trong rừng rậm Amazon do môi trường sống của chúng không còn tồn tại./.
(TTXVN/Vietnam+)