Ngày 2/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức đấu thầu bán vàng miếng lần thứ 38, với tổng khối lượng trúng thầu đạt đúng bằng lượng gọi thầu, 40.000 lượng.
Tại phiên thứ 37 trước khi tất toán trạng thái vàng, các đơn vị cũng đã "vét sạch" 40.000 lượng vàng; trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương mại.
Đây là phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên của tuần này đồng thời cũng là phiên đầu tiên tổ chức sau khi các ngân hàng tất toán xong trạng thái vàng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Chính vì vậy, phiên đấu thầu này được xem như một “bài kiểm tra” về nhu cầu vàng thực sự trên thị trường hiện nay.
Khác với những phiên đấu thầu trước, chỉ có khoảng 10 đơn vị tham gia dự thầu thì tại phiên này có tới 18 đơn vị dự thầu và trong đó có 13 đơn vị trúng thầu.
Với giá sàn Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 36,5 triệu đồng, cao hơn tại thị trường cùng thời điểm nhưng các đơn vị vẫn tích cực mua vào với giá mua cao nhất là 37,070 triệu đồng/lượng, cao hơn giá sàn tới 570.000 đồng/lượng; giá mua thấp nhất là 36,720 triệu đồng/lượng.
Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã chào thầu 1,098 triệu lượng vàng, tương đương gần 42,2 tấn vàng và bán được 997.000 lượng, tương đương 40,1 tấn vàng. Số vàng này được cho là đã chảy chủ yếu vào các ngân hàng để phục vụ cho hoạt động tất toán.
Tại thị trường trong nước, Công ty DOJI niêm yết giá vàng SJC trong khoảng từ 36,18-36,98 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).
Như vậy, so với chốt phiên hôm qua ở mức 37,15 triệu đồng/lượng thì thương hiệu này đã giảm hơn 150.000 đồng/lượng. Còn so với cùng thời điểm sáng qua, vàng SJC giảm 250.000 đồng/lượng.
Chênh lệch giữa giá mua/giá bán được giữ ở biên độ rộng, tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh là 700.000 đồng/lượng, trong khi tại công ty DOJI lên đến 800.000 đồng/lượng.
Hiện giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi 4,8 triệu đồng/lượng. Với nguồn cung vàng được bổ sung liên tục, khả năng giá vàng trong nước rút ngắn khoảng cách với giá vàng quốc tế là hoàn toàn có thể xảy ra. Đây cũng là điều mà người dân muốn mua vàng tích trữ kỳ vọng sau thời hạn 30/6./.
Tại phiên thứ 37 trước khi tất toán trạng thái vàng, các đơn vị cũng đã "vét sạch" 40.000 lượng vàng; trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương mại.
Đây là phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên của tuần này đồng thời cũng là phiên đầu tiên tổ chức sau khi các ngân hàng tất toán xong trạng thái vàng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Chính vì vậy, phiên đấu thầu này được xem như một “bài kiểm tra” về nhu cầu vàng thực sự trên thị trường hiện nay.
Khác với những phiên đấu thầu trước, chỉ có khoảng 10 đơn vị tham gia dự thầu thì tại phiên này có tới 18 đơn vị dự thầu và trong đó có 13 đơn vị trúng thầu.
Với giá sàn Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 36,5 triệu đồng, cao hơn tại thị trường cùng thời điểm nhưng các đơn vị vẫn tích cực mua vào với giá mua cao nhất là 37,070 triệu đồng/lượng, cao hơn giá sàn tới 570.000 đồng/lượng; giá mua thấp nhất là 36,720 triệu đồng/lượng.
Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã chào thầu 1,098 triệu lượng vàng, tương đương gần 42,2 tấn vàng và bán được 997.000 lượng, tương đương 40,1 tấn vàng. Số vàng này được cho là đã chảy chủ yếu vào các ngân hàng để phục vụ cho hoạt động tất toán.
Tại thị trường trong nước, Công ty DOJI niêm yết giá vàng SJC trong khoảng từ 36,18-36,98 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).
Như vậy, so với chốt phiên hôm qua ở mức 37,15 triệu đồng/lượng thì thương hiệu này đã giảm hơn 150.000 đồng/lượng. Còn so với cùng thời điểm sáng qua, vàng SJC giảm 250.000 đồng/lượng.
Chênh lệch giữa giá mua/giá bán được giữ ở biên độ rộng, tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh là 700.000 đồng/lượng, trong khi tại công ty DOJI lên đến 800.000 đồng/lượng.
Hiện giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi 4,8 triệu đồng/lượng. Với nguồn cung vàng được bổ sung liên tục, khả năng giá vàng trong nước rút ngắn khoảng cách với giá vàng quốc tế là hoàn toàn có thể xảy ra. Đây cũng là điều mà người dân muốn mua vàng tích trữ kỳ vọng sau thời hạn 30/6./.
Minh Thúy (Vietnam+)