Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), từ ngày 4-31/6, Vitas sẽ nhận hồ sơ tham dự cuộc bình chọn “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may và da giày Việt Nam.”
Cuộc bình chọn này nhằm tôn vinh và làm hình mẫu rút kinh nghiệm trong ngành, góp phần tích cực vào định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong từng giai đoạn.
Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào cuối tháng Chín tới tại Hà Nội.
Tiêu chí để bình chọn doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện là nhóm 15 doanh nghiệp tiêu biểu trong năm, trong đó có 10 doanh nghiệp dệt may và 5 doanh nghiệp da giày, vừa đạt kết quả kinh doanh cao vừa có năng lực cạnh tranh dài hạn trong các ngành dệt may và da giày. Trong số này sẽ lựa chọn doanh nghiệp tiêu biểu nhất của mỗi ngành.
Ngoài ra, doanh nghiệp tiêu biểu từng mặt là doanh nghiệp có một số kết quả kinh doanh tốt hoặc có một hoặc nhiều trong số các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh được đưa ra bình chọn có thể thay đổi tùy theo bối cảnh thị trường trong từng giai đoạn.
Theo Chủ tịch Vitas Lê Quốc Ân, trong bối cảnh cạnh tranh ngành dệt may và da giày hiện nay, Ban tổ chức sẽ lựa chọn bình xét danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong năm như hiệu quả kinh doanh cao, xuất khẩu tốt và chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Mặt khác, các mặt tiêu biểu này cũng phải thể hiện tầm nhìn và năng lực lãnh đạo trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay như có thương hiệu mạnh; trách nhiệm xã hội tốt; môi trường lao động tốt; áp dụng tốt công nghệ thông tin; phát triển mặt hàng có tính năng khác biệt cao; sản xuất nhiều vải, da, phụ liệu phục vụ xuất khẩu; đào tạo nguồn nhân lực dệt may tốt nhất.
Riêng đối với doanh nghiệp tiêu biểu từng mặt, mỗi mặt tiêu biểu nói trên được chấm điểm theo các tiêu chí cụ thể, được tính theo trọng số và có tổng điểm tối đa là 10 điểm.
Đối với các tiêu chí có tính định lượng, sẽ dùng số liệu báo cáo của doanh nghiệp có xác nhận hoặc kiểm tra của cơ quan chức năng có liên quan. Đối với các tiêu chí định tính, Ban giám khảo sẽ tổ chức các tổ tư vấn phù hợp để phúc tra đánh giá lại phần đăng ký của doanh nghiệp.
Ban tổ chức sẽ lựa chọn từ ba đến năm doanh nghiệp có điểm cao nhất ở từng mặt nói trên để trao danh hiệu.
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Vitas cho biết song hành với những chính sách mở cửa hội nhập, lợi thế so sánh về nguồn lao động và sự nỗ lực của doanh nghiệp, trong khoảng 10 năm gần đây, ngành dệt may và da giày Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành cũng đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 20% mỗi năm.
Bên cạnh đó là trên 7% lực lượng lao động và đóng góp khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, ngành dệt may và da giày Việt Nam hiện đã giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước./.
Cuộc bình chọn này nhằm tôn vinh và làm hình mẫu rút kinh nghiệm trong ngành, góp phần tích cực vào định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong từng giai đoạn.
Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào cuối tháng Chín tới tại Hà Nội.
Tiêu chí để bình chọn doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện là nhóm 15 doanh nghiệp tiêu biểu trong năm, trong đó có 10 doanh nghiệp dệt may và 5 doanh nghiệp da giày, vừa đạt kết quả kinh doanh cao vừa có năng lực cạnh tranh dài hạn trong các ngành dệt may và da giày. Trong số này sẽ lựa chọn doanh nghiệp tiêu biểu nhất của mỗi ngành.
Ngoài ra, doanh nghiệp tiêu biểu từng mặt là doanh nghiệp có một số kết quả kinh doanh tốt hoặc có một hoặc nhiều trong số các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh được đưa ra bình chọn có thể thay đổi tùy theo bối cảnh thị trường trong từng giai đoạn.
Theo Chủ tịch Vitas Lê Quốc Ân, trong bối cảnh cạnh tranh ngành dệt may và da giày hiện nay, Ban tổ chức sẽ lựa chọn bình xét danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong năm như hiệu quả kinh doanh cao, xuất khẩu tốt và chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Mặt khác, các mặt tiêu biểu này cũng phải thể hiện tầm nhìn và năng lực lãnh đạo trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay như có thương hiệu mạnh; trách nhiệm xã hội tốt; môi trường lao động tốt; áp dụng tốt công nghệ thông tin; phát triển mặt hàng có tính năng khác biệt cao; sản xuất nhiều vải, da, phụ liệu phục vụ xuất khẩu; đào tạo nguồn nhân lực dệt may tốt nhất.
Riêng đối với doanh nghiệp tiêu biểu từng mặt, mỗi mặt tiêu biểu nói trên được chấm điểm theo các tiêu chí cụ thể, được tính theo trọng số và có tổng điểm tối đa là 10 điểm.
Đối với các tiêu chí có tính định lượng, sẽ dùng số liệu báo cáo của doanh nghiệp có xác nhận hoặc kiểm tra của cơ quan chức năng có liên quan. Đối với các tiêu chí định tính, Ban giám khảo sẽ tổ chức các tổ tư vấn phù hợp để phúc tra đánh giá lại phần đăng ký của doanh nghiệp.
Ban tổ chức sẽ lựa chọn từ ba đến năm doanh nghiệp có điểm cao nhất ở từng mặt nói trên để trao danh hiệu.
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Vitas cho biết song hành với những chính sách mở cửa hội nhập, lợi thế so sánh về nguồn lao động và sự nỗ lực của doanh nghiệp, trong khoảng 10 năm gần đây, ngành dệt may và da giày Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành cũng đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 20% mỗi năm.
Bên cạnh đó là trên 7% lực lượng lao động và đóng góp khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, ngành dệt may và da giày Việt Nam hiện đã giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)