Một nghiên cứu của Liên hợp quốc và Mỹ công bố ngày 5/8 cảnh báo sự sống ở các khu rừng nhiệt đới trên thế giới có nguy cơ bị suy kiệt vào cuối thế kỷ này.
Theo nghiên cứu, hơn một nửa tổng số thực vật và động vật trên Trái Đất sống trong rừng nhiệt đới. Vào năm 2100, do biến đổi khí hậu, nạn phá rừng ồ ạt, số thực vật và động vật đó buộc phải thích nghi, biến đổi hoặc di cư để có thể tồn tại.
Các nhà nghiên cứu dự báo sẽ chỉ còn 18-45% số động và thực vật này sống sót trong cuộc chiến khắc nghiệt để sinh tồn.
Biến đổi khí hậu có thể làm biến đổi 2/3 đa dạng sinh học tại Trung và Nam Mỹ, khu vực có nền động, thực vật phong phú và đa dạng nhất thế giới. Rừng Amazon có thể bị mất đa dạng sinh học tới 80%.
Nạn phá rừng ồ ạt có thể làm mất đa dạng sinh học ở 60-77% khu vực châu Á và các đảo ở Trung và Nam Thái Bình Dương. Ở châu Phi, các khu rừng nhiệt đới có thể bị mất tới 70% đa dạng sinh học.
Nhà sinh thái học Mỹ Greg Asner thuộc Viện Khoa học Carnegie cho biết đây là nghiên cứu có quy mô toàn cầu đầu tiên về các tác động của con người đến hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên thế giới.
Nghiên cứu này phải được coi là lời cảnh báo nhằm thức tỉnh nhân loại và phải là chỉ dẫn để cộng đồng quốc tế định hướng những hoạt động cụ thể trong các lĩnh vực để cùng bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại trong bối cảnh các hệ sinh thái tự nhiên của Trái Đất đang biến đổi sâu sắc do tác động của biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.
Bảo tồn các loài sinh vật phụ thuộc vào tiến trình giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng như việc sử dụng đất hợp lý hơn của con người./.
Theo nghiên cứu, hơn một nửa tổng số thực vật và động vật trên Trái Đất sống trong rừng nhiệt đới. Vào năm 2100, do biến đổi khí hậu, nạn phá rừng ồ ạt, số thực vật và động vật đó buộc phải thích nghi, biến đổi hoặc di cư để có thể tồn tại.
Các nhà nghiên cứu dự báo sẽ chỉ còn 18-45% số động và thực vật này sống sót trong cuộc chiến khắc nghiệt để sinh tồn.
Biến đổi khí hậu có thể làm biến đổi 2/3 đa dạng sinh học tại Trung và Nam Mỹ, khu vực có nền động, thực vật phong phú và đa dạng nhất thế giới. Rừng Amazon có thể bị mất đa dạng sinh học tới 80%.
Nạn phá rừng ồ ạt có thể làm mất đa dạng sinh học ở 60-77% khu vực châu Á và các đảo ở Trung và Nam Thái Bình Dương. Ở châu Phi, các khu rừng nhiệt đới có thể bị mất tới 70% đa dạng sinh học.
Nhà sinh thái học Mỹ Greg Asner thuộc Viện Khoa học Carnegie cho biết đây là nghiên cứu có quy mô toàn cầu đầu tiên về các tác động của con người đến hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên thế giới.
Nghiên cứu này phải được coi là lời cảnh báo nhằm thức tỉnh nhân loại và phải là chỉ dẫn để cộng đồng quốc tế định hướng những hoạt động cụ thể trong các lĩnh vực để cùng bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại trong bối cảnh các hệ sinh thái tự nhiên của Trái Đất đang biến đổi sâu sắc do tác động của biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.
Bảo tồn các loài sinh vật phụ thuộc vào tiến trình giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng như việc sử dụng đất hợp lý hơn của con người./.
(TTXVN/Vietnam+)