Tên lửa mang vệ tinh quan sát Trái Đất gặp sự cố khi cất cánh

Tên lửa mang vệ tinh quan sát Trái Đất của Ấn Độ rơi xuống biển

Tên lửa GSLV cất cánh suôn sẻ nhưng gặp trục trặc ở giai đoạn cuối do lỗi kỹ thuật, sự cố này bị coi là một bước lùi đối với chương trình thám hiểm vũ trụ của Ấn Độ.
Tên lửa mang vệ tinh quan sát Trái Đất của Ấn Độ rơi xuống biển ảnh 1Tên lửa Ấn Độ gặp sự cố. (Nguồn: indianexpress.com)

Sáng 12/8, một tên lửa của Ấn Độ mang theo vệ tinh quan sát Trái Đất đã gặp phải sự cố sau khi cất cánh.

Vụ phóng thất bại lần này bị coi là một bước lùi đối với chương trình thám hiểm vũ trụ của Delhi.

Trong thông báo, Tổ chức Nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết tên lửa đẩy GSLV mang theo vệ tinh EOS-03 đã được phóng vào lúc 7h13 ngày 12/8 (giờ Việt Nam) từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan ở miền Nam Ấn Độ.

Tên lửa GSLV cất cánh suôn sẻ nhưng gặp trục trặc ở giai đoạn cuối do lỗi kỹ thuật. ISRO cho hay nhiệm vụ của GSLV đã "không hoàn thành như kế hoạch."

[Ấn Độ phóng thành công tên lửa đưa 19 vệ tinh vào quỹ đạo]

Vệ tinh EOS-03 được thiết kế để đưa vào quỹ đạo địa tĩnh trên đường xích đạo của Trái Đất ở độ cao gần 36.000 km (22.500 dặm) để quan sát các thảm họa thời tiết như lốc xoáy và mưa giông. 

Theo nhà thiên văn học Jonathan McDowell, tên lửa GSLV và vệ tinh EOS-03 có thể đã rơi xuống biển Andaman, phía Tây Thái Lan.

Ấn Độ được biết đến là "cái nôi" sản xuất vệ tinh quan sát Trái Đất và có khả năng phóng các vệ tinh này lên các quỹ đạo thấp với kinh phí chỉ bằng một phần nhỏ so với các nước phương Tây.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, Ấn Độ đã chuyển hướng sang lĩnh vực có tiềm năng sinh lời cao hơn là phóng các vệ tinh địa tĩnh có trọng lượng nặng hơn được sử dụng cho viễn thông và khí tượng học./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục