Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 19/9 hoan nghênh việc Đại hội đồng Liên hợp quốc cùng ngày đã thông qua tuyên bố lịch sử cam kết phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, bệnh tim, phổi và ung thư, hàng năm cướp đi sinh mạng của 36 triệu người trên Trái Đất.
Thông cáo của WHO cho biết, đây là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế đạt được sự đồng thuận tại Đại hội đồng Liên hợp quốc về kế hoạch hành động cụ thể phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
WHO nhấn mạnh tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc thể hiện rõ nhận thức của các nhà lãnh đạo thế giới về ảnh hưởng nghiêm trọng của các bệnh không lây nhiễm trên phạm vi toàn cầu và cam kết làm giảm ảnh hưởng này.
Các nhà lãnh đạo thế giới cam kết nỗ lực hơn nữa nhằm phòng chống và điều trị các bệnh không lây nhiễm, cải thiện hệ thống y tế, bao gồm cả việc tiếp cận tốt hơn tới các loại thuốc thiết yếu; cho rằng thành công phụ thuộc vào sự tham gia của các thành phần phi y tế như tài chính, nông nghiệp, giao thông, phát triển đô thị và thương mại. Các chính phủ sẽ lồng ghép nội dung hành động làm giảm các bệnh không lây nhiễm vào chính sách bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các chương trình phát triển quốc gia.
Trước đó, Đại hội đồng đã dành cả ngày để thảo luận các bước đi được đề xuất nhằm chống các bệnh không truyền nhiễm và đi đến nhất trí rằng phải tiến hành các biện pháp cấp bách như áp dụng các sắc thuế để hạn chế việc sử dụng thuốc lá và bia rượu; hạn chế việc quảng cáo quá mức trên truyền hình các loại đồ uống và thực phẩm có nhiều chất béo; khuyến khích người dân ăn uống điều độ và tăng cường các hoạt động thể chất.
Đại hội đồng cũng yêu cầu WHO xây dựng một khung giám sát tiến trình trên toàn cầu và trước năm 2013 chuẩn bị các khuyến cáo về các mục tiêu đề ra để theo dõi xu hướng và đánh giá tiến bộ ở các nước nhằm làm giảm số bệnh nhân, người tàn tật và tử vong sớm do các căn bệnh không lây nhiễm gây ra.
Theo một kết quả nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Đại học Havard công bố ngày 18/9, chi phí điều trị ung thư, tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm khác cũng như thiệt hại vì mất khả năng lao động do các căn bệnh này gây ra sẽ lên tới 47.000 tỷ USD vào năm 2030. Chi phí chữa trị các bệnh liên quan đến béo phì và lối sống không điều độ trong hai thập kỷ tới chiếm khoảng 75% tổng sản phẩm quốc nội của năm 2010.
Nghiên cứu cũng cho biết cứ 3 trong 5 ca tử vong trên thế giới là do các bệnh không lây nhiễm gây ra. Gần 80% số ca tử vong rơi vào các nước có thu nhập thấp như Nigiê và trung bình như Thái Lan.
Số liệu của WHO cũng cho thấy các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp phải chi 11,4 tỷ USD/năm để thực hiện chiến lược ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư, bệnh tim và bệnh phổi. Nếu không hành động, các quốc gia này có thể phải chịu thiệt hại lên đến 7.000 tỷ USD./.
Thông cáo của WHO cho biết, đây là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế đạt được sự đồng thuận tại Đại hội đồng Liên hợp quốc về kế hoạch hành động cụ thể phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
WHO nhấn mạnh tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc thể hiện rõ nhận thức của các nhà lãnh đạo thế giới về ảnh hưởng nghiêm trọng của các bệnh không lây nhiễm trên phạm vi toàn cầu và cam kết làm giảm ảnh hưởng này.
Các nhà lãnh đạo thế giới cam kết nỗ lực hơn nữa nhằm phòng chống và điều trị các bệnh không lây nhiễm, cải thiện hệ thống y tế, bao gồm cả việc tiếp cận tốt hơn tới các loại thuốc thiết yếu; cho rằng thành công phụ thuộc vào sự tham gia của các thành phần phi y tế như tài chính, nông nghiệp, giao thông, phát triển đô thị và thương mại. Các chính phủ sẽ lồng ghép nội dung hành động làm giảm các bệnh không lây nhiễm vào chính sách bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các chương trình phát triển quốc gia.
Trước đó, Đại hội đồng đã dành cả ngày để thảo luận các bước đi được đề xuất nhằm chống các bệnh không truyền nhiễm và đi đến nhất trí rằng phải tiến hành các biện pháp cấp bách như áp dụng các sắc thuế để hạn chế việc sử dụng thuốc lá và bia rượu; hạn chế việc quảng cáo quá mức trên truyền hình các loại đồ uống và thực phẩm có nhiều chất béo; khuyến khích người dân ăn uống điều độ và tăng cường các hoạt động thể chất.
Đại hội đồng cũng yêu cầu WHO xây dựng một khung giám sát tiến trình trên toàn cầu và trước năm 2013 chuẩn bị các khuyến cáo về các mục tiêu đề ra để theo dõi xu hướng và đánh giá tiến bộ ở các nước nhằm làm giảm số bệnh nhân, người tàn tật và tử vong sớm do các căn bệnh không lây nhiễm gây ra.
Theo một kết quả nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Đại học Havard công bố ngày 18/9, chi phí điều trị ung thư, tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm khác cũng như thiệt hại vì mất khả năng lao động do các căn bệnh này gây ra sẽ lên tới 47.000 tỷ USD vào năm 2030. Chi phí chữa trị các bệnh liên quan đến béo phì và lối sống không điều độ trong hai thập kỷ tới chiếm khoảng 75% tổng sản phẩm quốc nội của năm 2010.
Nghiên cứu cũng cho biết cứ 3 trong 5 ca tử vong trên thế giới là do các bệnh không lây nhiễm gây ra. Gần 80% số ca tử vong rơi vào các nước có thu nhập thấp như Nigiê và trung bình như Thái Lan.
Số liệu của WHO cũng cho thấy các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp phải chi 11,4 tỷ USD/năm để thực hiện chiến lược ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư, bệnh tim và bệnh phổi. Nếu không hành động, các quốc gia này có thể phải chịu thiệt hại lên đến 7.000 tỷ USD./.
(TTXVN/Vietnam+)