Tiềm năng du lịch trên miền cao nguyên đá Tủa Chùa ở Điện Biên

Tủa Chùa là vùng đất từ lâu được ví như “tiểu Hà Giang” bởi ở độ cao từ 1.300m-1.600m so với mực nước biển, thiên nhiên đã ban tặng cho địa phương một hệ thống cao nguyên đá cổ trải rộng, hùng vĩ.
Tiềm năng du lịch trên miền cao nguyên đá Tủa Chùa ở Điện Biên ảnh 1Tủa Chùa là địa phương có diện tích núi đá vôi lớn nhất tỉnh Điện Biên, tập trung nhiều nhất ở các xã phía Bắc gồm Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Mường Đun, Xá Nhè… (Ảnh: TTXVN phát)
Tiềm năng du lịch trên miền cao nguyên đá Tủa Chùa ở Điện Biên ảnh 2Nằm giữa những vùng đá vôi bao la, cộng đồng người dân tộc Mông tại các xã Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Lao Xả Phình, Xính Phình… từ bao đời nay đã biết chọn mảnh đất bằng phẳng để trồng lúa, phá thế độc canh của cây ngô. (Ảnh: TTXVN phát)
Tiềm năng du lịch trên miền cao nguyên đá Tủa Chùa ở Điện Biên ảnh 3Ngôi nhà của đồng bào Mông nổi bật trên bạt nương đá cổ trồng xen cây ngô đã qua mùa thu hoạch. (Ảnh: TTXVN phát)
Tiềm năng du lịch trên miền cao nguyên đá Tủa Chùa ở Điện Biên ảnh 4Tỉnh lộ 129 từ trung tâm Tủa Chùa (Điện Biên) đi các xã phía Bắc của huyện được phối màu với sắc đá đen, xám nổi bật trên nền xanh, vàng của cỏ cây, nương ngô thật bắt mắt. (Ảnh: TTXVN phát)
Tiềm năng du lịch trên miền cao nguyên đá Tủa Chùa ở Điện Biên ảnh 5Theo tiếng Mông, Tả Phìn có nghĩa là một vùng đất bằng trải rộng trên núi cao. (Ảnh: TTXVN phát)
Tiềm năng du lịch trên miền cao nguyên đá Tủa Chùa ở Điện Biên ảnh 6Người phụ nữ dân tộc Mông thêu thùa, may vá bên hiên căn nhà truyền thống của người Mông (ngành Mông đỏ). (Ảnh: TTXVN phát)
Tiềm năng du lịch trên miền cao nguyên đá Tủa Chùa ở Điện Biên ảnh 7Ruộng bậc thang vào mùa lúa chín của đồng bào dân tộc Mông nằm liền kề những nương đá tai mèo tạo nên bức tranh tự nhiên ấn tượng. (Ảnh: TTXVN phát)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục