Argentina ngày 14/2 đã cáo buộc Mỹ "thiếu hợp tác" trong quá trình điều tra số vũ khí và dược phẩm chưa kê khai với hải quan được chuyển đến quốc gia Nam Mỹ trên một máy bay quân sự của Mỹ hồi tuần trước.
Tranh cãi ngoại giao giữa hai nước bùng nổ sau khi nhà chức trách Buenos Aires thu giữ những thứ mà họ nói là vũ khí và dược phẩm không được khai báo với nhân viên hải quan, trong khi các quan chức Washington khẳng định đó là những thiết bị thông thường phục vụ công tác huấn luyện cho cảnh sát liên bang Argentina.
Tuyên bố ngày 14/2, Ngoại trưởng Argentina Hector Timerman nói rằng Mỹ chưa đưa ra câu trả lời đầy đủ về vụ việc này.
Theo ông, Washington "phải có lời giải thích rõ ràng" và "phải hiểu rằng họ không thể chuyển các vật dụng chiến tranh (vào Argentina) mà không thông báo cho chính phủ (nước này)."
Ngoại trưởng Timerman cũng nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn từ chối hợp tác với các nhà điều tra Argentina.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày tuyên bố họ "không hiểu và bối rối" trước hành động "khác thường và bất ngờ" của nhà chức trách Argentina khi thu giữ các thiết bị tập huấn thông thường trên máy bay vận tải C-17.
Người phát ngôn Bộ này, ông Philip Crowley cũng yêu cầu Chính phủ Argentina trả lại số thiết bị và dược phẩm này.
Ngày 10/2, hải quan Argentina đã khám xét chiếc máy bay vận tải C-17 của Không quân Mỹ và tịch thu số hàng hóa "nhạy cảm" không có trong bản kê khai hàng hóa của Đại sứ quán Mỹ tại Argentina gửi hải quan khi máy bay này hạ cánh xuống sân bay quốc tế Ezeiza ở thủ đô Buenos Aires.
Trong một tuyên bố sau đó, Chính phủ của Tổng thống Cristina Kirchner cho biết sẽ gửi công hàm phản đối tới Washington và yêu cầu phía Mỹ hợp tác điều tra vụ máy bay quân sự Mỹ "vi phạm pháp luật Argentina khi chở hàng lậu trên một chuyến bay chính thức".
Hai ngày sau sự việc xảy ra, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Arturo Valenzuela đã kêu gọi Chính phủ Argentina ghi nhận "mối quan ngại lớn của Mỹ" về sự việc này.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Argentina ra tuyên bố nêu rõ nhà ngoại giao cấp cao Mỹ đã từ chối giải thích lý do Mỹ cố gắng đưa số hàng hóa nhạy cảm trên vào Argentina. Hai bên cũng đã có cuộc tiếp xúc với hy vọng giải quyết tình hình.
Sự cố trên xảy ra giữa lúc quan hệ song phương Mỹ-Argentina đang lạnh nhạt.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định loại Argentina khỏi danh sách chuyến công du đầu tiên của ông tới các nước Nam Mỹ vào tháng Ba tới. Ông Obama dự định sẽ thăm ba nước Mỹ Latinh gồm El Salvador, Brazil và Chile./.
Tranh cãi ngoại giao giữa hai nước bùng nổ sau khi nhà chức trách Buenos Aires thu giữ những thứ mà họ nói là vũ khí và dược phẩm không được khai báo với nhân viên hải quan, trong khi các quan chức Washington khẳng định đó là những thiết bị thông thường phục vụ công tác huấn luyện cho cảnh sát liên bang Argentina.
Tuyên bố ngày 14/2, Ngoại trưởng Argentina Hector Timerman nói rằng Mỹ chưa đưa ra câu trả lời đầy đủ về vụ việc này.
Theo ông, Washington "phải có lời giải thích rõ ràng" và "phải hiểu rằng họ không thể chuyển các vật dụng chiến tranh (vào Argentina) mà không thông báo cho chính phủ (nước này)."
Ngoại trưởng Timerman cũng nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn từ chối hợp tác với các nhà điều tra Argentina.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày tuyên bố họ "không hiểu và bối rối" trước hành động "khác thường và bất ngờ" của nhà chức trách Argentina khi thu giữ các thiết bị tập huấn thông thường trên máy bay vận tải C-17.
Người phát ngôn Bộ này, ông Philip Crowley cũng yêu cầu Chính phủ Argentina trả lại số thiết bị và dược phẩm này.
Ngày 10/2, hải quan Argentina đã khám xét chiếc máy bay vận tải C-17 của Không quân Mỹ và tịch thu số hàng hóa "nhạy cảm" không có trong bản kê khai hàng hóa của Đại sứ quán Mỹ tại Argentina gửi hải quan khi máy bay này hạ cánh xuống sân bay quốc tế Ezeiza ở thủ đô Buenos Aires.
Trong một tuyên bố sau đó, Chính phủ của Tổng thống Cristina Kirchner cho biết sẽ gửi công hàm phản đối tới Washington và yêu cầu phía Mỹ hợp tác điều tra vụ máy bay quân sự Mỹ "vi phạm pháp luật Argentina khi chở hàng lậu trên một chuyến bay chính thức".
Hai ngày sau sự việc xảy ra, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Arturo Valenzuela đã kêu gọi Chính phủ Argentina ghi nhận "mối quan ngại lớn của Mỹ" về sự việc này.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Argentina ra tuyên bố nêu rõ nhà ngoại giao cấp cao Mỹ đã từ chối giải thích lý do Mỹ cố gắng đưa số hàng hóa nhạy cảm trên vào Argentina. Hai bên cũng đã có cuộc tiếp xúc với hy vọng giải quyết tình hình.
Sự cố trên xảy ra giữa lúc quan hệ song phương Mỹ-Argentina đang lạnh nhạt.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định loại Argentina khỏi danh sách chuyến công du đầu tiên của ông tới các nước Nam Mỹ vào tháng Ba tới. Ông Obama dự định sẽ thăm ba nước Mỹ Latinh gồm El Salvador, Brazil và Chile./.
(TTXVN/Vietnam+)