Đây là cuộc triển lãm trưng bày các tác phẩm của họa sỹ nổi tiếng người AiCập Ahmed Mohammed El-Ganainy. Ông là thành viên Ủy ban Nghệ thuật tạo hình củaHội đồng Văn hóa tối cao, thành viên Ủy ban Triển lãm quốc tế; thành viên AlexAtelier và Liên hiệp Hội Nhà văn; Tổng giám sát nghệ thuật tạo hình của chínhquyền tỉnh Dakahleya.
Ông El-Ganainy đã có nhiều nghiên cứu quan trọng về nghệ thuật tạo hình,như "20 Tia mỏng," "Một ít nước Thánh," "Trên cánh một con bướm," "Ngực trần củaMoudliany," "Tiểu sử của bộ nhớ màu"...
Ngoài ra, Ahmed Mohammed El-Ganainy còn có rất nhiều triển lãm cá nhân vàtham gia các triển lãm nhóm được đánh giá cao và giành nhiều giải thưởng mỹthuật quan trọng như giải Nhất tại triển lãm tranh ở Qatar-Baghdad; giải Ba củaGiải thưởng Post-Said Biennale; giải Nhất tại Triển lãm tranh đồng bằng phíaĐông của Tổng cục Nghệ thuật và Văn học; đoạt Giải chứng nhận và "Shield" xuấtsắc tại Sambouzayom Ehden quốc tế; Giải thưởng ngôi nhà nghệ thuật "Beet elFann" - Liban; Giải thưởng tại Hội nghị lần thứ nhất của Hội Nghệ thuật tạo hìnhtrong hội họa và điêu khắc ở Syria...
Phát biểu khai mạc triển lãm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchVương Duy Biên khẳng định quan hệ giữa Việt Nam-Ai Cập là mối quan hệ đoàn kết,hữu nghị, truyền thống lâu đời, được củng cố và trải nghiệm qua nhiều giai đoạnkhác nhau của lịch sử. Nhìn lại chặng đường phát triển quan hệ hai nước trong 50năm qua, những thành quả đạt được là rất lớn.
Đặc biệt, từ năm 1991 trở lại đây, quan hệ hai nước đã bước sang một giaiđoạn phát triển mới, hợp tác trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao,văn hóa-giáo dục, khoa học kỹ thuật, du lịch.
Triển lãm tranh “Đặc sắc Ai Cập” là một trong những hoạt động giao lưu vănhóa góp phần đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ai Cậplên một tầm cao mới, hiệu quả và mở rộng hơn.
Tại triển lãm tranh lần này, những người yêu mến hội họa của Việt Nam đãđược thưởng thức những tác phẩm hội họa đặc sắc của nền hội họa Ai Cập. Qua đây,nhân dân Việt Nam bày tỏ mong muốn tình hình chính trị xã hội ở Ai Cập sớm đivào ổn định để làm cơ sở cho việc tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa, gópphần làm bền chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, làm sâu sắc hơnmối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia và giúp nhân dân hai nước Việt Nam và AiCập hiểu rõ hơn về nền văn hóa của nhau.
Dự kiến, Triển lãm tranh “Đặc sắc Ai Cập” sẽ kết thúc vào ngày 13/10tới./.