Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống

Không gian thờ cúng tưởng chừng nặng nề về bố cục và lối khắc họa, song bút pháp của họa sỹ Nguyễn Tiến Ngọc đã để lại cho người xem tranh cảm giác mạnh song vẫn dễ chịu, tự nhiên và đúng chừng mực.
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 1''Nối… tiếp!'' là triển lãm cá nhân đầu tay của họa sỹ Nguyễn Tiến Ngọc (sinh năm 1982). Nhưng đúng như tên gọi, triển lãm lần này là sự nối dài về cảm xúc và tâm thức của họa sỹ, theo sau ''Nỗi nhớ'' - cuộc trưng bày tranh mà anh thực hiện chung với nhiều họa sỹ khác trước đó. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 2Ở ''Nối... tiếp,'' chủ đề của họa sỹ đã đi rộng và sâu hơn vào quá trình hành lễ của vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và miền Bắc nói chung, thể hiện nét văn hóa thờ cúng tổ tiên, thờ Phật trong cuộc sống thường ngày quanh mình, chứa đựng trong đó đầy tình cảm nhưng cũng không kém phần tôn kính trang nghiêm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 3Theo nhà văn, họa sỹ Nguyễn Trương Quý, yếu tố thách thức nhất khi vẽ hình tượng đồ thờ dân gian hay các đồ vật tín ngưỡng truyền thống có lẽ là tìm bố cục, bởi những không gian thờ cúng thường mang nặng tính đối xứng. Bản thân chất liệu sơn mài cũng dễ lôi kéo người họa sỹ vào trau chuốt, tỉ mỉ và mịn màng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 4Thế nhưng những tác phẩm của ''Nối... tiếp!'' gợi cho nhà văn một cảm giác ''khoáng, mạnh mà lại dễ chịu.'' Bút pháp trong tranh cũng gợi cảm giác ánh sáng do bố cục mang đến một cách rất tự nhiên, tạo nên tổng thể vừa thơ, vừa tự nhiên mà vẫn chừng mực. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 5Với bản thân họa sỹ, ban thờ hội tụ vẻ đẹp văn hóa truyền thống của những những ngày giao mùa, thời điểm đầu tháng, ngày rằm… Những vật phẩm được dâng cúng cũng là sản phẩm nông nghiệp thân thuộc, gần gũi. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 6Qua những đồ thờ đơn sơ trong dân gian như như bát hương, đèn dầu, nén hương... người xem được gọi nhớ về những lời khấn cầu - minh chứng thể hiện niềm tin về hạnh phúc của con người trong thái độ cung kính, khoan thai. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 7Cũng theo họa sỹ, con người khi hướng đến tổ tiên, các đấng siêu nhiên cũng chính là bày tỏ lòng thành kính khi hướng tới những ước mong tốt đẹp, hướng đến cái thiện. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 8 Nhà sưu tầm Nguyễn Thanh Mai (Phòng tranh gia đình Thanh Mai, Hà Nội) cho rằng Nguyễn Tiến Ngọc đã có sự tiến bộ sau “Nỗi nhớ.” Theo bà, Nguyễn Tiến Ngọc với tư cách một họa sỹ trẻ đã thể hiện bản lĩnh khi chọn khắc họa chủ đề tâm linh, Phật giáo trong dân gian Việt Nam. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 9Rộng hơn, chủ đề bao trùm trong mọi sáng tác của Nguyễn Tiến Ngọc là cuộc sống dung dị quanh mình. Ở đó, yếu tố văn hóa truyền thống đặc biệt hấp dẫn họa sỹ. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 10Ví dụ như bức ''Đồ chơi dân gian'' trong dịp Trung Thu truyền thống. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 11Hay bức ''Nối... tiếp 3,'' sáng tác năm 2021. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 12Tác phẩm ''Khẩu niệm,'' thực hiện từ 2019 đến 2021. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ cúng Việt trên tranh sơn mài truyền thống ảnh 13Triển lãm đang diễn ra tại tầng hai, Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội và sẽ tiếp tục trưng bày đến hết ngày 11/12. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục